Người đái tháo đường nên thay đổi thói quen ăn uống

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy việc kiểm soát Đường huyết sau khi ăn cũng quan trọng như kiểm soát đường huyết lúc đói. Thậm chí đường huyết sau ăn cao còn liên quan chặt chẽ đến các biến cố tim mạch hơn so với đường huyết đói

“Bỏ hẳn chất bột đường ra khỏi bữa ăn hăng ngày, chỉ ăn chất đạm để giảm cân. Đã uống thuốc hạ đường thì không cần ăn kiêng. Chọn lựa thực phẩm không hợp lý” chính là những sai lầm mà người đái tháo đường (ĐTĐ) mắc phải khiến cho đường huyết và các biến chứng thêm trầm trọng.

Mối nguy hiểm từ thừa cân, bệnh tim mạch

Người ĐTĐ có nguy cơ bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần so với người không ĐTĐ, trong đó đường huyết là thủ phạm chính gây ra hoặc thúc đẩy bệnh nặng thêm. Tăng huyết áp sớm do xơ vữa mạch máu là hậu quả của đường huyết cao và rối loạn lipid máu. Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân lại là hậu quả của tăng huyết áp và mạch máu bị tắc nghẽn ở người ĐTĐ.

Phần lớn người bệnh ĐTĐ type 2 có thừa cân - béo phì, đặc biệt là béo phì vùng bụng. Sự tích tụ mỡ vùng bụng đa phần là tụ mỡ giữa các cơ quan nội tạng. Mỡ tạng gây đáp ứng kém với Insulin làm đường huyết tăng, đồng thời các tế bào mỡ này còn tiết một số các chất gây co mạch, chất làm máu dễ bị đông và các chất gây viêm làm tổn thương mạch máu, tăng huyết áp. Như vậy người béo phì vùng bụng có nguy cơ bệnh tim mạch và khó kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, càng nặng cân càng tăng nhu cầu oxy và các chất dinh dưỡng, như vậy lượng máu tuần hoàn tăng và huyết áp cũng tăng. Giảm cân làm giảm đường huyết, lipid máu và huyết áp
 
Người đái tháo đường nên thay đổi thói quen ăn uống
Người ĐTĐ cần kiểm kiểm soát cân nặng, vòng eo để tránh những biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết, lipit máu và huyết áp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là then chốt góp phần ổn định đường huyết và giải quyết các mối nguy hiểm trên.

Thay đổi thói quen ăn uống để có cuộc sống tốt hơn

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy việc kiểm soát Đường huyết sau khi ăn cũng quan trọng như kiểm soát đường huyết lúc đói. Thậm chí đường huyết sau ăn cao còn liên quan chặt chẽ đến các biến cố tim mạch hơn so với đường huyết đói

Một chế độ ăn hợp lý cho người ĐTĐ phải đảm bảo đường huyết không tăng nhiều sau ăn; đường huyết không hạ khi xa bửa ăn; cung cấp đủ số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng (mỡ, đạm, xơ); không làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, suy thận.

Trong khẩu phần hằng ngày, năng lượng nên được cung cấp 55 - 60% từ chất bột đường, 15 – 20% từ chất đạm, 25 - 30% từ chất béo, chú ý đến chất xơ để giúp tiêu hóa tốt và hạn chế rượu bia, muối.

Thực tế, để kiểm soát được việc “ăn no, đủ chất, nhưng đường huyết không tăng” không phải quá khó. Người bệnh ĐTĐ có thể dùng các loại sữa chuyên biệt có tăng cường các chất xơ hòa tan và không hòa tan, với sự hiện diện của sucromalt, fibersol, đặc biệt có thêm chromium giúp cải thiện đường huyết, Loại đường này phóng thích chậm nên không gây tăng đường huyết nhiếu sau ăn, đồng thời người bệnh vẫn được cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Hạn chế các chất béo “xấu” như mỡ bão hòa và chất béo trans (trans fat) có trong các loại thịt nhiều mỡ, thịt “đỏ”, da, lòng … thức ăn chiên xào nhiều lần vì làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Nên chọn ăn thịt nạc, thịt gia cầm , cá.. Bổ sung thêm các chất béo “tốt” như Omega 3, MUFA (acid béo 1 nối đôi), những chất này cũng được bổ sung trong sữa chuyên biệt dành cho người bệnh ĐTĐ. Các chất béo có lợi này giúp giảm Triglyceride (xấu) lúc đói và sau ăn, tăng HDL-C (tốt), giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành…Chế độ dinh dưỡng có nhiều chất xơ (FOS), loại đường hấp thu chậm cũng giúp giảm cân nặng và mỡ tạng. 

Người đái tháo đường nên thay đổi thói quen ăn uống

Bs CK 2 Trần Thị Bích Thủy
Trưởng khoa Nội tiết - BV Triều An