Đau lòng khi con trẻ bị bầm

Trẻ em trong độ tuổi phát triển sẽ khó tránh khỏi những vết bầm ở má, mặt, chân, tay, v.v… Đây là hậu quả tất yếu của những tai nạn ngoài ý muốn như va chạm, cọ quẹt, té ngã.

Đằng sau những vết bầm tưởng chừng như vô hại đó là những câu chuyện mà chỉ có bậc làm cha làm mẹ mới thấu hiểu.
 
Khi vết bầm là nỗi sợ của con
 
Rất yêu thích môn đá banh nhưng 1 tuần trở lại đây, đột nhiên bé Bo (10 tuổi, TPHCM) trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại tranh bóng với bạn. Mỗi lần tới giờ tập là bé viện đủ lý do để ở nhà. Dù chị Tuyết Ngọc (mẹ bé) đã dùng hết lời khuyên bảo, giải thích, dạy dỗ thậm chí là dọa đánh đòn nhưng cu Bo cứ nhất quyết ở nhà và khóc lóc năn nỉ xin mẹ cho nghỉ tập bóng. Sau khi bà nội lên dỗ dành thì cu Bo mới ấp úng tâm sự tuần vừa rồi do tranh bóng với các bạn nên bị bóng đập vào trán và bầm hơn 1 tuần. Dù vết thương không lớn, nhưng mỗi khi soi gương và nhìn thấy vết bầm tím là bé lại nhớ đến cảnh tượng banh bay vào mặt, và từ đó không dám tranh bóng với bạn nữa. Nghe đến đây, chị Ngọc giật mình nhớ lại sự việc của tuần trước, do ỷ y vết bầm của con sẽ khỏi trong vài ngày nên chị chỉ đắp muối qua loa. Giờ thấy bé Bo bị như vậy, chị Ngọc cảm thấy day dứt và trách mình sao quá chủ quan.

Đau lòng khi con trẻ bị bầm - 1

Hiếu động vốn là đặc tính thường thấy ở các bé, nhất là các bé trai. Kể từ ngày biết đi, tính hiếu kỳ của bé Gia Bảo (3 tuổi, Đồng Nai) đã làm cho chị Minh Ngọc (mẹ bé) vất vả trăm bề. Thứ gì bé cũng muốn khám phá, có khi thì leo lên ghế hoặc chui xuống gầm bàn, có khi thì giành đồ chơi với bạn, khi thì tung hết tất cả đồ chơi trong nhà, do đó chỉ khi bé Gia Bảo ngủ ngon chị Ngọc mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Chính vì tính hiếu động mà đã không ít lần bé bị u đầu, bầm tím mất cả tuần lễ chỉ vì chạy nhảy quá mức hoặc té ngã trầy xước. Những lần như thế mặt bé tiu nghỉu, hay khóc vì đau và thậm chí không cho ai đụng vào. Nhìn con không tươi cười như mọi ngày làm chị Ngọc cảm thấy xót xa, chỉ biết ôm con vào lòng, thổi vào vết bầm và mong sao vết bầm mau chóng tan biến để con hết đau vui chơi cùng bạn bè dù cực nhưng lại thấy vui.
 
Theo các bác sĩ cho biết ở trẻ nhỏ, các mô xương, da chưa hoàn thiện nên dễ dàng hình thành các vết bầm khi trẻ bị sang chấn, tai nạn. Thực tế cho thấy các vết bầm không chỉ phổ biến ở trẻ nhỏ mà ngay cả các chị em phụ nữ nội trợ trong nhà cũng có thể bị bầm ngoài ý muốn do phẫu thuật thẩm mỹ hay do va chạm trong quá trình dọn dẹp nhà cửa. Những công việc bếp núc mỗi ngày chỉ cần không chú ý hoặc sơ suất cũng có thể gây ra các vết bầm lớn cho các chị em nội trợ. Đáng nói, vết bầm lại thường xuất hiện ở những vị trí “mặt tiền” của chị em như: mặt, trán, bàn tay, đầu gối (quỳ gối lúc lau nhà, dọn bếp), cánh tay, bàn chân do đi lại quá nhiều hoặc đứng ngồi quá lâu hay những vết bầm do vô ý gây ra trên.
 
Để bầm không còn là nỗi lo
 
Cũng theo một số chuyên gia tâm lý, đối với trẻ em những vết bầm không điều trị kịp thời sẽ gây khó khăn trong hoạt động vui chơi ở trẻ. Thực sự cho thấy, tai nạn do vui chơi nếu vết bầm gây ra không điều trị kịp thời trẻ có thể hình thành nỗi sợ vô hình và có khả năng trẻ từ bỏ những trò chơi đã từng yêu thích, chính điều này sẽ vô tình làm mai một tài năng của trẻ.
 
Thanh Ngọc
 
Các mẹ cần biết!

Đau lòng khi con trẻ bị bầm - 2

Để rút ngắn thời gian tan bầm, các bà mẹ nên dự trữ sẵn trong nhà các tuýp kem thoa tại chỗ. Tốt hơn là chọn những loại thuốc thoa ngoài da có tính thấm cao, có chứa thành phần MPS (như Hirudoid) dạng phân tử thấp. Đây là một dạng hoạt chất được chiết xuất từ sụn động vật có vú, hoạt chất này sẽ thẩm thấu qua da dễ dàng ở nồng độ điều trị thích hợp, xuống tận phía dưới của da, giúp tan máu bầm nhanh chóng, rút ngắn thời gian lành vết thương. Hoạt chất này không ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu trong cơ thể, nhẹ dịu và an toàn cho vùng da nhạy cảm, có chỉ định cho trẻ em.