Đái tháo đường: nỗi lo biến chứng

Phần lớn người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang phải đối mặt với biến chứng của bệnh, đặc biệt là các biến chứng mãn tính như: biến chứng  mạch máu, thần kinh và nhiều biến chứng khác.

Hậu quả do biến chứng gây ra thường nặng nề, để lại cho gia đình và bản thân gánh nặng về chi phí điều trị.

Vậy giai đoạn nào người bệnh Đái tháo đường gặp biến chứng?

Biến chứng cấp tính có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bệnh nếu lượng đường huyết tăng hoặc giảm bất thường.

Biến chứng mãn tính khó xác định được thời điểm bắt đầu. Đặc biệt đối với ĐTĐ type 2, do bệnh diễn biến âm thầm nên đa phần biến chứng chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám hoặc khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Với ĐTĐ type 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện và điều trị sớm hơn. Nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 thực tế khó kiểm soát hơn type 1.Vì vậy với cả hai type ĐTĐ, việc phòng ngừa và điều trị sớm biến chứng không thể tách rời trong mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng mãn tính như thế nào?

Biến chứng mạch máu có thể biểu hiện ở mắt với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực; ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh. Biến chứng thần kinh, chiếm khoảng 50% trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như: tê bì, châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên... Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như: nhiễm trùng dai dẳng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể (miệng, nướu răng, phổi, da, chân…). Có một cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là do lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.  

Đái tháo đường: nỗi lo biến chứng - 1

Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng

Mạch máu bị tổn thương dẫn đến sự nuôi dưỡng kém hiệu quả là nguyên nhân chính gây ra biến chứng. Do vậy người bệnh cần phối hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, chế độ tập luyện cùng với các thuốc điều trị để duy trì nồng độ đường huyết sát với ngưỡng bình thường nhằm giảm tỉ lệ của biến chứng. Giải pháp hỗ trợ điều trị từ thực phẩm chức năng, là xu hướng được được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn cao và thích hợp cho việc sử dụng lâu dài. Nhưng những sản phẩm đó cần đáp ứng được cả 2 yếu tố bảo vệ mạch máu, tế bào và ổn định đường huyết thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho người bệnh.

Hiện nay, sản phẩm Hộ Tạng Đường đã và đang được người tiêu dùng ghi nhận là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây biến chứng, cũng như hỗ trợ điều trị biến chứng. Một số thành phần có trong Hộ Tạng Đường giúp bảo vệ mạch máu, tế bào; giúp tăng sự nhạy cảm của cơ thể với Insulin (đề kháng Insulin làm cho việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả). Với người bệnh ĐTĐ, sử dụng Hộ Tạng Đường sớm sẽ góp phần hạn chế những hậu quả nặng nề do biến chứng gây ra.

Thông tin tư vấn: 04.3775.9865 – 04.3775.9866

BS. Hoàng Cương