Bệnh đái tháo đường và cách chọn đường ăn kiêng an toàn

Bệnh tiểu đường, thuật ngữ y khoa gọi là đái tháo đường (ĐTĐ), trong vài năm gần đây đã có chiều hướng tăng lên đáng kể về số lượng và mức độ trầm trọng của bệnh.

Vì mức đường cao trong máu không biểu hiện thành triệu chứng nên người bệnh thường không biết hoặc không quan tâm cho đến khi đi khám vì có bệnh liên quan như huyết áp, thận, tê nhức chân tay, nhìn mờ… mới được BS chẩn đoán đã bị ĐTĐ trong một thời gian dài (3-5 năm) trước đó và nay đã sinh biến chứng.

Vấn đề của bệnh nhân ĐTĐ: Chính mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thống tim mạch và thần kinh, rồi tới mờ mắt, hư thận. Để điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ 3 biện pháp đó là: chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc hợp lý để duy trì mức đường máu an toàn, hạn chế biến chứng. Tuy nhiên việc tuân thủ của bệnh nhân còn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của từng người và nằm ngoài sự kiểm soát của bác sĩ.

Nguy cơ vi phạm chế độ ăn kiêng: Nhiều bệnh nhân ĐTĐ bị cám dỗ bởi những món ăn ngọt nên họ tự cho phép mình bỏ qua lời khuyên kiêng đường. Đường hấp thu rất nhanh qua ruột mà không cần phải trải qua quá trình tiêu hoá phức tạp nên với một lượng đường nhỏ cũng làm cho đường huyết tăng lên đáng kể và khó kéo lại về mức an toàn.

Giải pháp cho bệnh nhân

Giải pháp cho bệnh nhân: bệnh nhân ĐTĐ vẫn có thể thưởng thức vị ngọt nhưng phải sử dụng chất ngọt thay thế (còn gọi là đường ăn kiêng). Có rất nhiều chất có vị “ngọt” nhưng chỉ có một số chất được cho phép sử dụng làm chất ngọt thay thế đường (substitute sweetner). Ở nước ta phổ biến các loại sau đây:

Saccharin: Tổng hợp lần đầu năm 1878, vị ngọt gắt, để lại hâu vị đắng, dễ phân huỷ khi nấu nướng có nhiệt độ cao, sau thời gian sử dụng có ghi nhận về tác dụng phụ nên từng bị các nhà khoa học tại Mỹ đề nghị cấm dùng từ năm 1972, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều nên vẫn còn sử dụng.

Aspartame: Tổng hợp lần đầu vào năm 1965, vị ngọt không giống đường ăn, dễ bị phân huỷ khi nấu nướng ở nhiệt độ cao. Sản phẩm chuyển hoá có tính (formaldehyde and acid formic) có khả năng gây ung thư.

Isomalt: ly trích từ củ cải đường, độ ngọt bằng một nửa đường ăn, khi chế biến phải dùng lượng gấp đôi đường ăn thì mới tạo được độ ngọt tương đương nên dễ gây đầy hơi và tiêu chảy.

Sucralose được xem là đường ăn kiêng thế hệ mới nhất với những nhiều ưu điểm. Đây là chất ngọt làm từ đường mía có vị ngọt hoàn toàn giống như đường ăn thông thường, độ ngọt gấp 600 lần nên chỉ dùng 1 lượng rất ít khi chế biến, bền vững khi nấu nướng và không làm tăng đường huyết, không sinh năng lượng.

Năm 1999 Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) chính thức công nhận tính an toàn của Sucralose sau khi đã xem xét 110 công trình nghiên cứu khoa học kéo dài nhiều năm trên thế giới. Hiện nay Sucralose đang được sử dụng rộng rãi hầu hết tại các nước châu Âu, châu Mỹ bởi tính an toàn cho sức khỏe và đã nhanh chóng trở thành một trong những loại đường ăn kiêng phổ biến nhất và có lượng tiêu thụ cao trên thế giới.

Tóm lại: người bị tiểu đường có thể thưởng thức vị ngọt bằng đường ăn kiêng thay thế. Do đó khi mua đường ăn kiêng cần có sự lựa chọn thích hợp và xem sản phẩm thuộc loại nào (saccharin, aspartame, isomalt hay Sucralose) để tiện cho pha chế và sử dụng lâu dài một cách an toàn.

Tận hưởng cuộc sống ngọt ngào
 
Tận hưởng cuộc sống ngọt ngào

Đường ăn kiêng Briz với thành phần Sucralose làm từ đường mía tự nhiên

- Đường Briz không làm tăng đường huyết, cần thiết cho các bệnh nhân tiểu đường, tim mạch và béo phì.

- Đường Briz không sinh năng lượng, giúp giữ vóc dáng, duy trì thể trọng theo ý muốn, phù hợp với người ăn kiêng, giảm cân.

Đường Briz ngọt tự nhiên được dùng để thay thế đường ăn thông thường khi pha chế các loại thức uống trà, cà phê, sinh tố, nước ép trái cây…, khi làm bánh, hoặc khi chế biến các món ăn hàng ngày

Cuộc sống luôn ngọt ngào khi bạn tự do tận hưởng những món ăn, thức uống mình yêu thích cùng với đường Briz mà không còn phải lo lắng đến cân nặng và sức khỏe.