Tình yêu qua lăng kính khoa học

Dễ kết hôn vì quá giống nhau?

Rất thường xảy ra. Những người cùng tuổi, cùng môi trường xã hội, ở gần nhà, cùng tính cách hay quan điểm đạo đức và chính trị thì có xác suất lấy nhau rất cao. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là khi tên gọi của hai người có âm thanh giống nhau...!

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chứng minh: xác suất để các cô nàng tên Joséphine lấy các anh chàng tên Joseph hay Smith lấy Smith rất cao! Trong vô thức, chúng ta thích cái gì là của mình. Phát âm tương tự thường tạo ra thuận lợi cho mối quan hệ. Khi nghiên cứu các cặp song sinh, các giáo sư tại Trường đại học Ontario (Canada) đi đến kết luận: môi trường xã hội giống nhau chiếm 12% các cặp vợ chồng, tài sản di truyền giống nhau chiếm 34% và cá tính (sở thích, thói quen) chiếm đến 54%. 

 

“Con gái thích con trai xấu xa?”

 

Điều đó tùy thuộc mục tiêu của nàng. Dù phát hiện chàng tính tình xấu xa (không chung thủy, bạo động, cứng đầu), phần lớn phụ nữ lại thích phiêu lưu với những chàng mang tính đàn ông cao nhất. Một nghiên cứu diễn ra tại Trường đại học Michigan năm 2006, nơi 800 phụ nữ mà người ta cho xem một loạt khuôn mặt đàn ông đã chứng minh như thế. Nhưng để có mối quan hệ lâu dài, nàng lại thích đàn ông có dáng dấp phụ nữ nhiều hơn. Bởi vì đó là một dấu hiệu có thể làm bố và làm chồng tốt.

 

“Tình yêu làm cho ta mù quáng?”

 

Đúng. Nhà tâm lý học người Mỹ Faby Gagne nhận định: đẹp hơn, thông minh hơn và kỳ lạ hơn người thường. 98% người được thăm dò đều nói như thế về người yêu của mình. Tất cả 161 người mà tôi hỏi đều nói người tình của mình là dễ thương, bền vững và đáng tin cậy. Còn người yêu cũ đều là khó thương, hỗn hào, phản trắc! Theo nhà nhân chủng học người Mỹ Helen Fisher, 64% đàn ông và 61% đàn bà đều nói tốt về người tình. Lý do, theo bà, “đưa người yêu lên cao là nguyên nhân thành công của các cặp uyên ương”.

 

Theo Tuổi trẻ

Dòng sự kiện: Khoa học yêu