Thời của người đi vay thông minh

Trong một thị trường “trăm hoa đua nở” về dịch vụ tín dụng tiêu dùng như hiện nay, các công ty tài chính không dễ thuyết phục một người chịu ký hợp đồng vay nếu như dịch vụ và lãi suất không ở mức cạnh tranh và tốt so với các đối thủ.

Để luôn thong dong khi vay tiêu dùng

 

“Nói thật để bán hàng dễ”, đó là đúc kết của các chuyên gia tài chính cho hay về xu hướng bán hàng gần đây khi liên tục có những vụ khách hàng khiếu nại về lãi suất cho vay. Trong đặc thù hoạt động của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp cho vay và người đi vay là một mối quan hệ tương hỗ. Quan hệ này chỉ bền vững khi cả hai bên cùng xây dựng trên nền tảng minh bạch. Doanh nghiệp nào cũng nằm lòng rằng khách hàng chắc chắn sẽ ở lại với những đơn vị nào đưa ra lời tư vấn chính xác và đầy đủ nhất, cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

 

Thế nhưng, để có thể đi đến một quyết định vay sáng suốt, thì chính người tiêu dùng cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức cơ bản về tín dụng. Chẳng hạn, nhiều người đi mua sắm và trong vài phút xiêu lòng đã quyết định vay để có thể sở hữu món hàng như xe máy, điện thoại... ngay lập tức, nhưng sau này họ sẽ khá chật vật và bị động trong việc trả nợ, bởi ngay từ ban đầu, món vay đã không được lên kế hoạch chi trả cẩn thận.

 

Thời của người đi vay thông minh
 

Đó là lý do mà nhiều người thắc mắc sao tôi đi vay “khổ sở” vậy trong khi có những người khác mỗi tối vẫn kê cao gối ngủ mà không sợ ngân hàng hay công ty tài chính nhắc nợ. Vì thế, các chuyên gia tài chính thường khuyên khách hàng nên ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình bằng cách cân đối kỹ khả năng tài chính, xác định nguồn trả nợ trước khi ký kết hợp đồng, tránh gây căng thẳng tài chính cho chính mình và gia đình và thậm chí sau đó đi khiếu kiện vì cho rằng mình bị lừa nhưng thực tế là họ đã quyết định mua một món hàng vội vàng khi chưa hiểu thấu đáo về lãi suất, kỳ hạn trả nợ, các khoản phạt do chậm trả hàng tháng...

 

Lợi thế thuộc về doanh nghiệp minh bạch

 

Chưa bao giờ khách hàng vay tiêu dùng lại được chiều chuộng nhiều như hiện nay khi có rất nhiều công ty tài chính cạnh tranh trên thị trường. Mỗi công ty đều cố gắng thiết kế sản phẩm tạo thuận tiện tối đa cho người vay cũng như các điều khoản hợp đồng thật rõ ràng, dễ hiểu.

 

Đơn cử, ở Home Credit, chương trình “Hủy hợp đồng bằng hoàn trả vốn vay” cho phép khách hàng hủy bỏ hợp đồng vay và chuyển sang hình thức mua thẳng món hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, áp dụng cho các mặt hàng xe gắn máy và hàng tiêu dùng. Khách hàng hủy hợp đồng trong thời gian này sẽ không phải trả lãi cũng như bất kỳ khoản phí nào cho khoản vay của mình. Với chương trình này Home Credit giúp khách hàng nào “hối hận” sau khi vay có thể đảo ngược hoàn toàn quyết định của mình mà không tốn đồng phí nào cả.

 

Hoặc khi lãi suất trên thị trường đang có xu hướng giảm, Home Credit cũng nhanh chóng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất để người tiêu dùng có thể tiếp cận các khoản vay dễ dàng hơn như “Quà tặng thanh toán”, “Ưu đãi tối ưu”, “Ưu đãi tối đa”...

 

Home Credit cũng là công ty duy nhất trên thị trường ngoài bảng hợp đồng tín dụng để khách hàng ký còn cung cấp thêm một bản phụ lục tóm tắt tất cả những điều khoản quan trọng như lãi suất, số tiền thanh toán, phí phạt… để khách hàng có một cái nhìn toàn diện hơn về khoản vay của mình. Đó là một trong những nỗ lực của công ty này giúp người đi vay có quyết định sáng suốt khi đặt bút ký.

 

Đây thật sự là thời của người đi vay thông minh - là những người luôn tìm hiểu cặn kẽ những ưu và khuyết điểm của từng công ty để có thể vay đươc với điều kiện tốt nhất, có lợi nhất cho bản thân và gia đình.

 

Nhân viên tư vấn tặng cuốn cẩm nang cho khách hàng đến quầy
Nhân viên tư vấn tặng cuốn cẩm nang cho khách hàng đến quầy

 

Trước khi ký hợp đồng vay, người đi vay cần đảm bảo đã thông suốt mọi thông tin về khoản vay. Thứ nhất, khi không hiểu điểm nào về hợp đồng, ngay lập tức hỏi lại nhân viên tư vấn để hiểu tường tận quyền lợi và trách nhiệm của mình. Thứ hai, chú ý lãi suất được tính như thế nào, một tháng gốc và lãi phải trả bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu, tổng số tiền phải trả... Thứ ba, mức phí phạt như phí trả nợ trước hạn, nợ quá hạn… như thế nào nếu người vay vi phạm hợp đồng. Những điều này được làm rõ ngay từ ban đầu sẽ tạo niềm tin cho mối quan hệ giữa người đi vay và đơn vị cho vay, cũng như “thổi bay” cái nhìn phiến diện về đi vay tiêu dùng.

 

Hoàng Hoa