“Trói” thuê bao điện thoại trả trước: Nên không?

Trước tình trạng chưa kiểm soát được cơ sở dữ liệu khách hàng của thuê bao di động trả trước, Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) sẽ đề nghị Chính phủ ban hành quy định về quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng của thuê bao di động trả trước và trả sau.

Tuy nhiên, "trói" thuê bao di động trả trước là vấn đề sẽ được xem xét cụ thể trước khi có quy định chính thức với mục đích “được lòng” cả ba bên: cơ quan quản lý, doanh nghiệp, khách hàng.

 

Thế nhưng ông Phạm Quang Hảo, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ viễn thông - nhà cung cấp mạng Vinaphone, cho rằng việc quản lý các thuê bao trả trước sẽ không thể thực hiện được triệt để bởi sau khi đăng ký, chủ thuê bao có thể bán lại số điện thoại đó cho người khác và rất khó buộc người mua lại phải tiếp tục đi đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), thuê bao trả trước, khách hàng chắc chắn là không đồng ý”. Ông Hảo bổ sung: “Rất nhiều người không muốn lộ các số điện thoại của mình, đấy là chưa nói tới việc phải đi đăng ký các thủ tục rườm rà”.

 

Một lý do nữa khiến cả ông Hảo và ông Hùng băn khoăn là việc quản lý các thuê bao trả trước sẽ làm giảm tốc độ phát triển thuê bao của doanh nghiệp. Thực tế thời gian qua cho thấy với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn của các mạng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ di động, đặc biệt là thuê bao trả trước, đã tăng lên chóng mặt.

 

Ước tính tỉ lệ thuê bao trả trước đang hoạt động trên mạng chiếm khoảng 70% so với thuê bao trả sau. Để đạt được sự phát triển này, hầu hết các doanh nghiệp đều phải xây dựng một mạng lưới đại lý rộng khắp. Trong trường hợp phải quản lý thuê bao trả trước, mạng lưới đại lý của các nhà cung cấp sẽ phải thu hẹp lại để đảm bảo việc quản lý khách hàng.

 

Điều đó sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển chung của mạng di động. Các doanh nghiệp cũng không khỏi lo lắng bởi làm sao đảm bảo chuyện không có doanh nghiệp “xé rào”, cố tình không quản lý để phát triển thuê bao.

 

Trên thực tế, qui định mà Bộ Bưu chính - viễn thông đang xây dựng không mới. Trước đây, theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Bưu chính - viễn thông đã từng có công văn yêu cầu Tổng công ty Bưu chính - viễn thông VN (VNPT) chỉ đạo mạng di động Vinaphone và MobiFone thực hiện việc quản lý các thuê bao trả trước.

 

Kết quả cuối cùng được VNPT báo cáo lại chỉ là con số 0 bởi các doanh nghiệp “bó tay” trong việc quản lý số khách hàng này.

 

Theo Tuổi trẻ/VietNamNet