Đề án 112 có nguy cơ bị ngắt quãng hoặc thất bại

Kết thúc giai đoạn 1, trước những bất lợi của kế hoạch, Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (gọi tắt là ĐA 112) đang có nhiều diễn biến cho thấy có nguy cơ bị ngắt quãng hoặc thất bại.

ĐA 112 đã vội vàng triển khai khi chưa chuẩn bị đầy đủ nhân lực - vật lực cho mục tiêu có tính chiến lược này. Chính vì thế cho đến nay, mọi công việc của ĐA 112 tại các địa phương hoặc còn dang dở, hoặc còn quá manh nha. Thậm chí, có nơi gần như thất bại hoàn toàn.

 

Qua khảo sát, hiện tại Phú Yên mới chỉ thực hiện được công việc của 4,5 tỉ trong số 21 tỉ kinh phí được duyệt cho giai đoạn 1. Việc “thiết kế ngôi nhà” quá lớn là 21 tỉ, trong khi chỉ có 4,5 tỉ để “xây nhà” đã khiến cho Phú Yên lâm vào tình trạng “bấc đến đâu, dầu đến đấy” - tức là có tiền thì làm, không thì dừng. Cũng tại Phú Yên, việc tràn lan lập các website khiến cho tỉnh này trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội”.

 

Một lãnh đạo tỉnh này cho biết: Có tới 28 website của các sở, ngành được lập ra. Tuy nhiên, vì không có người, không có nguồn dữ liệu, không có kinh phí nên các website này chỉ để đó như một thứ trang trí, chứ không hoặc ít có thông tin cập nhật. Hay như tại thị xã An Khê (Gia Lai), kinh phí cho đơn vị này cũng lên đến vài trăm triệu đồng.

 

Tuy nhiên, câu trả lời khi hỏi “đã làm được gì?” chỉ là những đầu

 

Trước những đánh giá khác nhau về tính hiệu quả, sự lãng phí... về ĐA 112, ngày 15/8, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu tổng kết ĐA này. Thủ tướng giao Trưởng ban và các thành viên BĐH ĐA 112 và các bộ có liên quan tổng kết và quyết toán tài chính ĐA 112 giai đoạn 2001 - 2005 và báo cáo lên thường trực Chính phủ ngay trong tháng 8/2006 này. Thủ tướng Chính phủ cũng dự định tháng 9/2006 sẽ họp với các bộ liên quan để xem xét, quyết định xây dựng kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010.

việc vụn vặt; còn lại cái được lớn nhất là... nhận thức. Đây thực chất là một sai lầm trong đầu tư dạng như nhà thầu không đủ năng lực thực hiện, song lại được... chỉ định thầu vậy.

 

Tuy nhiên, những rào cản trên vẫn chỉ là quá nhỏ so với những gì ĐA 112 vấp phải. Nguồn vốn 1.000 tỉ cho giai đoạn 2001 - 2005, thực chất chỉ là 510 tỉ đồng. Song đến nay đã gần hết quý III/2006 thì mọi công tác đánh giá về giai đoạn 1 vẫn chưa được thực hiện. Không thể tổng kết, đánh giá thì mặc nhiên cũng không thể triển khai công việc của giai đoạn 2 (2006 - 2010).

 

Tác động này từ đầu nguồn trung ương khiến các địa phương cũng chịu hậu quả. Thực chất, dù có lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo thì các địa phương cũng lúng túng theo kiểu “mạnh đâu, nơi ấy làm”. Một điều đáng nói thêm là đến hiện tại, Bộ BCVT cũng đã chính thức có đề nghị trở thành đầu mối thực hiện ĐA 112 giai đoạn tiếp theo.

 

Vì thế, cho đến hiện nay cũng chưa thể biết “bên nào” sẽ tiếp tục là nơi điều hành ĐA. Tất cả sự lúng túng, chồng chéo và kém hiệu quả như trên đang đẩy ĐA 112 đến ngưỡng cửa của việc ngắt quãng, chậm trễ, thậm chí là thất bại.

 

Tuy nhiên theo ông Lương Cao Sơn - Thư ký điều hành ĐA 112 cũng như tổng hợp ý kiến các địa phương thì ĐA 112 là công việc cần và nên làm; thậm chí có ý kiến còn cho rằng cần đưa ĐA 112 trở thành chương trình mục tiêu quốc gia. Thực tế cho thấy, rõ ràng việc tin học hóa quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu đúng đắn, phù hợp với chương trình tổng thể về cải cách hành chính.

 

Vấn đề mấu chốt hiện tại chỉ là câu hỏi lớn “Làm thế nào cho hiệu quả?” mà thôi. 

 

Theo Phạm Anh

Lao động