Ung thư gan ăn yến được không?

Hà An

(Dân trí) - Yến là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh nhân ung thư gan ăn yến được không?

Giá trị dinh dưỡng của tổ yến

Chim yến sống trong các hang động đá vôi xung quanh Ấn Độ Dương, ở Nam và Đông Nam Á, Bắc Úc và quần đảo Thái Bình Dương. Con đực chủ yếu xây tổ, gắn chúng vào các bức tường thẳng đứng của hang động. Yến sào (hay tổ yến) thực chất được tạo thành từ chính nước dãi của loài chim yến. 

Có thể trong 1.200 năm, người Trung Quốc đã chế biến và ăn tổ yến như một món súp. Yến được coi là có giá trị dinh dưỡng và y học cao, được cho là có tất cả mọi thứ từ đặc tính chống lão hóa và chống ung thư đến khả năng cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn tình dục.

Ung thư gan ăn yến được không? - 1

Ảnh: H.G. 

Protein là thành phần phong phú nhất của yến, chứa tất cả các axit amin thiết yếu, là cơ sở cấu tạo nên protein. Theo các nhà nghiên cứu chúng cũng chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone và estradiol.

Yến cũng chứa carbohydrate, một lượng nhỏ lipid (các phân tử tự nhiên bao gồm chất béo). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các chất có thể kích thích sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, tăng cường sự phát triển và tái tạo mô, đồng thời nó có thể ức chế nhiễm trùng cúm.

Nhưng không phải ai cũng phản ứng tốt với chúng. Tổ yến có thể gây ra sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.

Hiện nay, các hoạt tính sinh học và giá trị y học của tổ yến vẫn còn bỏ ngỏ vì chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về các đặc tính y học. Vì thế, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về những phẩm chất do chúng tạo ra.

Người bệnh ung thư gan ăn yến được không?

Theo LiveScience, hiện tại, không có bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoặc một số loại thực phẩm cụ thể sẽ làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn không cần thiết phải ăn hoặc tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.

Hãy cẩn thận với các chế độ ăn kiêng đặc biệt được cho là có thể chữa khỏi bệnh ung thư - đặc biệt là những chế độ ăn hạn chế ăn nhiều thực phẩm. Chúng có thể dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng, gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Các loại thực phẩm truyền thống như yến, nhân sâm sẽ không gây hại gì cho bạn khi được dùng điều độ cùng với một chế độ ăn uống cân bằng.

Ung thư gan ăn yến được không? - 2

Ảnh: Bl.G. 

Người bệnh bị ung thư gan khi dùng yến sào thường xuyên sẽ có tác dụng giúp hồi phục các tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của hồng cầu, bổ sung dinh dưỡng cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể của người bệnh.

Cùng với đó, sử dụng tổ yến giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, tổ yến cũng giúp hạn chế được sự tác động của các loại hóa chất tới các tế bào lành trong quá trình điều trị bệnh.

Nó cũng giúp kích thích vị giác, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở những bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị không thể ăn uống được bình thường. 

Những thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên hạn chế ăn

Để có sức khỏe tổng thể và chức năng gan tốt, bác sĩ có thể khuyến khích bạn hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất:

- Chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thịt đỏ, sữa nguyên chất béo và bánh ngọt

- Đường bổ sung, chẳng hạn như đồ uống có đường, bánh ngọt, bánh quy và kẹo

- Muối, chẳng hạn như súp đóng hộp giàu natri, thịt đông lạnh và khoai tây chiên

Ăn một số loại thực phẩm có hàm lượng calo cao cũng có thể giúp bạn có được năng lượng cơ thể cần. Điều này có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cảm thấy khó ăn do chán ăn hoặc các triệu chứng khác. Bác sĩ có thể giúp bạn học cách cân bằng nhu cầu ăn uống của mình.

Bác sĩ cũng có thể sẽ khuyến khích bạn tránh uống rượu, chất gây hại cho gan.

Điều quan trọng là tránh ăn cá hoặc động vật có vỏ nấu chưa chín, chẳng hạn như hàu sống hoặc sushi. Hải sản sống và chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng cho những người bị bệnh gan.

Một số người bị ung thư gan có các loại bệnh gan khác, có thể phải điều chỉnh chế độ ăn uống bổ sung. Nếu bạn bị bệnh ống mật, bác sĩ có thể khuyến khích bạn sử dụng chất thay thế chất béo. Nếu bạn bị bệnh ứ sắt (hemochromatosis) hoặc viêm gan C, họ có thể khuyên bạn hạn chế thực phẩm giàu chất sắt như ngũ cốc tăng cường chất sắt.