Thực phẩm cho trẻ - Nên và không nên

(Dân trí) - Thật may mắn nếu ngay từ nhỏ, trẻ đã được giáo dục những thói quen dinh dưỡng tốt. Hãy giúp trẻ khám phá nhiều loại thức ăn khác nhau bởi một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng luôn là thẻ bảo hiểm tốt nhất cho sức khỏe.

Nên

 

1.Chuối: Nguồn cung cấp kali và vitamin B6

 

2. Chồi cải bắp: Có bêta-caroten, folacin (axít folic), vitamin C, sắt, canxi, sulforafan (chất quan trọng trong kích thích sản xuất các enzim giúp bảo vệ  cơ thể khỏi ung thư).

 

3. Dưa hấu vàng: có bêta-caroten và vitamin C

 

4. Ngũ cốc có cám: giàu chất xơ

 

5. Rau bi- na: Cung cấp canxi, vitamin B6, B2, bêta-caroten, sắt và folacin

 

6. Mầm lúa mạch: cung cấp vitamin E

 

7. Hạt bí: chất xơ, sắt, kẽm, magiê và đồng và hạt hướng dương: vitamin E

 

8. Dầu ôliu: chất béo đơn chưa bão hòa

 

9. Sữa: Canxi và vitamin D

 

10. Họ đậu: sắt, kẽm, magiê, đồng, folacin, chất xơ

 

11. Cam: giàu vitamin C

 

12. Bánh mì: sắt, vitamin B1, B2, B3, B6, E, folacin, đồng, magiê, kẽm

 

13. Khoai lang ngọt: bêta-caroten, đồng, vitamin C và B6

 

14. Cá: axít béo omêga-3 và selen, chất chống ôxy hóa.

 

15. Sữa bột gạn kem: canxi và vitamin D

 

16. Thịt gà: giàu prôtêin, nghèo chất béo (khi không sử dụng da)

 

17. Gạo lứt: Là loại gạo duy nhất có vitamin E

 

18. Gạo trồng tự nhiên: nhiều chất kẽm hơn so với các loại gạo khác, nguồn magiê, chất xơ và vitamin B6

 

19. Cám yến mạch: chứa chất xơ tan được giúp kiểm soát lượng đường trong máu

 

20. Sữa chua: hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị chứng tiêu chảy.

 

20 loại thực phẩm trên đến từ nhiều nguồn khác nhau và là lý do tốt để đa dạng hóa chế độ dinh dưỡng. Trái cây và rau cung cấp chủ yếu chất xơ, khoáng chất và các vitamin trong đó có một số loại có tác dụng chống ôxy hóa (phòng ngừa ung thư và củng cố hệ miễn dịch).

 

Không nên

 

1. Thịt lợn ướp: chúng có nhiều chất béo bão hòa, muối và một số phụ gia không tốt cho sức khỏe.

 

2. Đường cô đặc: Chỉ nên cho trẻ ăn sôcôla, uống nước có ga…nếu có dịp, tránh sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Hơn nữa, đường làm giảm sự thèm ăn trái cây vì thường trái cây không ngọt đậm. Ăn ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng vì hầu hết các trẻ rất thích đồ ngọt.

 

3. Muối: Các bà mẹ cần nếm kỹ món ăn của trẻ trước khi bỏ thêm muối vào, bởi vì ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp động mạch ở người lớn và ngăn sự phát triển vị giác ở trẻ.

 

4. Cafein: có trong trà, cà phê, hạt cola, sôcôla... Đây là những chất kích thích có thể làm tăng áp huyết động mạch, gây hồi hộp cũng như các chứng đau đầu. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ uống một tách nhỏ cola mỗi ngày thì tác dụng kích thích chưa đủ nhưng vượt quá lượng đó, trẻ sẽ trở nên bồn chồn hơn và rất khó ngủ.

 

5. Snack: Trẻ nhỏ rất thích đồ ăn vặt giàu chất béo và muối, nhưng không nên cho ăn thường xuyên và quá nhiều bởi chúng làm mất cảm giác ngon miệng.

 

Ngọc Nhàn

Theo Health & Food

Dòng sự kiện: Chăm sóc trẻ