Suy giảm tuần hoàn máu - bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm

Máu huyết lưu thông kém sẽ gây ra một loạt các chứng bệnh từ âm thầm, khó chịu đến nguy hiểm.

Máu và các chức năng của máu. Máu là một tổ chức di động gồm: Hồng cầu (có nhiệm vụ chính là vận chuyển O2 và CO2), bạch cầu (thành phần quan trọng của hệ miễn dịch), tiểu cầu (quyết định quá trình đông máu) và huyết tương. Huyết tương chứa nước và các protein, yếu tố đông máu, tế bào miễn dịch, hormon, chất điện giải và các chất thải. Máu lưu hành khắp cơ thể với các chức năng rất quan trọng và phức tạp: Hô hấp (chuyên chở O2 và CO2 giữa phế nang và tế bào), dinh dưỡng (vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các tế bào), đào thải (đưa các chất cặn bã đến các cơ quan bài tiết như thận, phổi, ruột, tuyến mồ hôi…), điều hòa hoạt động các cơ quan (chứa các hormon làm tăng, giảm hoạt động của các cơ quan), điều hòa nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể (chứa các loại bạch cầu, tế bào miễn dịch, hoạt chất thuốc chữa bệnh tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh). Máu huyết lưu thông tốt, là điều kiện cần thiết để các tế bào, cơ quan được nuôi dưỡng tốt, hoạt động hiệu quả, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Máu huyết lưu thông kém sẽ gây ra một loạt các chứng bệnh từ âm thầm, khó chịu đến nguy hiểm.

Xơ vữa động mạch: Máu lưu thông kém làm tăng nguy cơ các chất mỡ trong máu lắng đọng bám vào mặt trong của thành động mạch làm xơ cứng động mạch. Lớp mỡ dày lên cản trở lưu thông bình thường của máu.

Thiếu máu lên não gây đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ kinh niên, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, làm việc trí óc không hiệu quả, sa sút trí tuệ, lú lẫn.

Thiếu máu đến mắt gây bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, mù lòa. Võng mạc được nuôi dưỡng bởi hệ thống mao mạch nhỏ, những trường hợp thiếu máu do tổn thương các mạch máu này đặc biệt trong bệnh lý tăng đường huyết sẽ gây thoái hóa điểm vàng, mờ mắt, đục thùy tinh thể, mù lòa.

Thiếu máu đến tim gây suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ. Tim bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Động mạch vành là động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng và oxy) đến nuôi tim.Thiếu máu đến động mạch vành có thể do xơ vữa mạch (giảm lưu thông máu),  do tình trạng thiếu máu mạn tính của cả cơ thể. Thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây ra bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến  suy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim và nặng nề hơn là hoại tử cơ tim (nhồi máu cơ tim cấp tính). Các triệu chứng của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, đau nhói, đau thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, bệnh tiến triển lâu ngày sẽ thành suy tim.

Thiếu máu đến gan làm suy gan mãn tính.  Gan dự trữ, tổng hợp, chuyển hóa tạo năng lượng và đồng thời có chức năng khử độc. Thiếu máu tới gan làm gan được nuôi dưỡng kém, suy giảm chức năng mạn tính, gây ra các chứng: gầy sút cân, chán ăn, giảm tiêu hóa do giảm tiết mật, mệt mỏi, suy nhược cơ thể….

Thiếu máu đến thận gây suy thận, huyết áp cao. Thận có chức năng bài tiết các chất cặn bã, đồng thời có vai trò điều hòa huyết áp. Thiếu máu tới thận do nguyên nhân thiếu máu toàn cơ thể hoặc do hẹp động mạch thận thường biểu hiện tình trạng tăng huyết áp, tăng ure, creatinin dẫn đến nhiễm độc tế bào, có thể gây mệt mỏi, nặng hơn gây hôn mê do nhiễm độc tế bào não. Thiếu máu thận mạn tính làm teo thận, suy giảm chức năng thận dẫn tới các triệu chứng như tràn dịch đa màng, khó thở….

Thiếu máu đến phổi dẫn tới suy hô hấp. Thiếu máu phổi dẫn tới giảm hấp thu oxy và giảm đào thải CO2 do đó ảnh hưởng tới bệnh lý toàn cơ thể. Thiếu máu nuôi dưỡng nhu mô phổi gây nhồi máu, hoại tử nhu mô phổi, xẹp phổi và bội nhiễm- viêm phổi.

Thiếu máu đến tụy làm tiêu hóa kém, gây nguy cơ  tiểu đường. Tụy có 2 chức năng chính là nội tiết: sản xuất insulin (điều hòa chuyển hóa đường và mỡ), và ngoại tiết: sản xuất các men tiêu hóa. Thiếu máu cung cấp cho tụy làm giảm cả hai chức năng này dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường (đái tháo đường), mỡ và thiếu hụt các men tiêu hóa. Trường hợp thiếu máu nặng dẫn tới hoại tử, tụy gây viêm tụy cấp, giải phóng các men tiêu hóa gây tiêu hủy các nhu mô xung quanh.

Thiếu máu đến dạ dày, ruột non, ruột già gây suy giảm tiêu hóa, hấp thụ. Dạ dày, ruột non, ruột già  thuộc hệ tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng. Thiếu máu tới các cơ quan này làm giảm sự tiêu hóa, cơ thể bị giảm các chất dinh dưỡng. Thông thường sẽ biểu hiện đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống, nát. Thiếu máu mạn tính làm teo niêm mạc ruột, nhồi máu ruột, hoại tử ruột, thủng ruột dẫn tới nhiễm khuẩn huyết…

Thiếu máu đến khớp tay, chân, xương sống gây viêm, đau, thoái hóa các khớp.  Các khớp trong cơ thể để hoạt động được thoải mái và dễ dàng cần được cung cấp một lượng máu cần thiết để cung cấp năng lượng cho các cơ vận động. Thiếu máu đến khớp làm giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp, làm các khớp khô, lâu ngoài dẫn tới dính khớp, thóai hóa khớp. Hệ xương sống ngoài chức năng nâng đỡ cơ thể còn có chức năng tạo máu, thiếu máu mạn tính làm hệ xương giòn, dễ gãy đồng thời xuất hiện các ổ tạo máu trong xương làm giảm mật độ xương có thể gây lún, xẹp đốt sống. 

Thiếu máu đến các cơ, chân tay gây đau, mỏi, tê bì cơ, chân tay. Cơ bắp không đủ máu cùng oxy và dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi khi hoạt động thể lực, làm tích tụ acid lactic gây chuột rút, tê mỏi, bì, lâu ngày có thể bị nhão, teo cơ, hoại tử cơ…

Thiếu máu đến vùng vai gáy gây đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, vận động khó khăn, đau tăng lên khi quay, nghiêng đầu, giơ cao cánh tay.

Máu lưu thông kém làm suy giảm miễn dịch, bệnh lâu khỏi. Khi máu lưu thông kém, lượng bạch cầu, tế bào miễn dịch đến các mô, cơ quan sẽ giảm, vì vậy làm giảm sức đề kháng, chống lại, tiêu diệt bệnh tật của chúng. Khi điều trị các thương tổn bằng thuốc  các hoạt chất của thuốc được dẫn đến vùng bệnh bởi máu. Máu huyết lưu thông kém làm giảm khả năng dẫn thuốc  từ đó làm giảm tác dụng của thuốc, làm bệnh lâu khỏi.

Điều trị thiểu suy giảm tuần hoàn bằng thảo dược.

Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng  của chúng không rõ rệt như tân dược và họ phần nào cũng có lý. Thực tế nếu chỉ sản xuất các bài thuốc cổ phương theo sách Đông Y thì khó mà có được thuốc công dụng vượt trội. Bởi vì cùng công thức như nhau nhưng tác dụng của thuốc có thể rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế. Nhưng cũng có một số thuốc có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự, trong nhiều trường hợp chữa bệnh tận gốc, làm nên điều kỳ diệu: Bệnh khỏi hoàn toàn, kể cả nhiều trường hợp bệnh nan y dai dẳng khó chữa, hay tái phát mà tân dược bó tay. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền danh tiếng mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ.

Trong điều trị TNTH người ta thường dùng các vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau như: Bạch quả, đinh, đương qui, thục địa, xuyên khung, ích mẫu, xích thược, ngưu tất. Các dược liệu này có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp.

T.N