Phòng biến chứng suy thận do sỏi thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp, không khó chữa và ít nguy hiểm. Tuy nhiên sỏi thận lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận, căn bệnh ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, khi bị sỏi thận bệnh nhân phải hết sức lưu ý.

  

Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận


Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

 

Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi.

 

Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

 

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hoóc - môn do thận sinh ra.

 

Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như:

 

-          Gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày,

-          Giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

-          Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 - 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống.

 

Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

 

Làm sao để tránh suy thận khi bị sỏi thận

 

Trước tiên phải đi khám, thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh; nồng độ creatinine, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu phát hiện có sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu sỏi nhỏ hơn 4 - 5mm, có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị (chỉ cần uống nhiều nước). Với sỏi thận gây nhiễm trùng hoặc bế tắc, tuỳ vị trí bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi…

 

Bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Khi tái phát việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, dù đã bị sỏi hay chưa, cũng cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Với bệnh nhân đã được điều trị sỏi, nên tái khám để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để điều trị thêm.

 

Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng.

 

Ngoài ra, sỏi thận còn hay bị tái đi tái lại nhiều lần mà mỗi lần bệnh tái phát thì nguy cơ bị suy thận lại tăng lên vì vậy trong điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát bệnh.

 

Cách phòng tránh hiệu quả là chú ý tới chế độ ăn uống:

 

Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 –  3 lít nước lọc hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.

 

Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...

 

Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

 

Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.

 

Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

 

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo...

 

Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium: sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày có thể dùng khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phômai... Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 –  1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên cần nhớ, chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi thận.

 

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc cốm Sirnakarang để điều trị nhanh, dứt điểm, phòng ngừa tái phát và giúp phục hồi chức năng thận.

 
Phòng biến chứng suy thận do sỏi thận



 
Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời nhanh chóng bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”; có tác dụng pha loãng dòng nước tiểu, lợi tiểu giúp tống nhanh viên sỏi ra ngoài.

 

Thuốc cốm Sirnakarang còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả đồng thời phục hồi chức năng thân, từ đó ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra suy thận giúp phòng tránh biến chứng này.

 

Thuốc cốm Sirnakarang có khả năng cân bằng lượng khoáng chất trong nước tiểu, kiểm soát tốt ngăn không cho các khoáng chất này phát triển vượt mức vì vậy có tác dụng trị bệnh sỏi thận dứt điểm, ngăn ngừa tái phát, không cho hình thành thêm các viên sỏi mới.

 

ĐT tư vấn: 0439006195 - 0436686226 - 04.66756717 Website: www.soithan.vn

Thúy Hải