Phẫu thuật với người bị bệnh động kinh

(Dân trí) - Các nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng cũng là nguyên nhân chiếm 60-70 % những trường hợp động kinh. Việc dùng thuốc sẽ mang lại cơ may khỏi bệnh tăng thêm 5% còn can thiệp ngoại khoa thì tăng 18% cơ may chữa khỏi cho người bệnh.

Tôi bị bệnh động kinh, có nên phẫu thuật hay không?

 

BS Andrew Pan: Việc phẫu thuật để chữa bệnh động kinh phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Tổn thương trên não gây ra bệnh động kinh có phẫu thuật được hay không.

- Tổn thương đó chính là nguyên nhân gây ra các cơn động kinh.

- Sức khoẻ của bệnh nhân có cho phép chịu đựng được cuộc phẫu thuật đó hay không.

- Phần tổn thương trên não đó có gần các khu vực nhạy cảm không. Chẳng hạn phẫu thuật để chữa khỏi được động kinh nhưng sau đó bệnh nhân lại bị liệt.

 

Xin bác sỹ nói thê về cách chữa động kinh bằng phương pháp phẫu thuật? Để làm gì? Vì sao phải phẫu thuật?

 

BS Prem Pillay: Tôi và bác sỹ Andrew Pan đã từng làm việc nhiều năm tại trung tâm Động kinh tại Mỹ. Tại đó, nhiều trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật não để loại bỏ tổn thương gây ra những cơn động kinh. Do đó, hiện nay, tại Singapore chúng tôi cũng áp dụng phương pháp này.

 

Thực tế, một bệnh nhân động kinh của tôi là một chuyên gia máy tính. Anh ấy không thể tiếp tục làm việc được nữa do các cơn động kinh. Tôi đã trực tiếp phẫu thuật cho anh này. Anh đã hoàn toàn khỏi bệnh được 10 năm nay và hiện đang phụ trách mảng vi tính cho văn phòng của chúng tôi.

 

Tuy nhiên, không phải ai bị động kinh cũng được chỉ định mổ. Trước đó, bệnh nhân cần được khám, kiểm tra kỹ lưỡng để xem can thiệp bằng phẫu thuật có thực sự giúp ích được hay không. Do vậy, nếu các bạn có vấn đề gì về động kinh, khi sang Singapore, các bạn sẽ được bác sỹ Andrew Pan và các đồng nghiệp của chúng tôi thăm khám cẩn thận trước khi đi tới quyết định có nên phẫu thuật hay không.


Hiện tượng động kinh sùi bọt mép, cắn răng vào lưỡi có chữa được không? Từ nhỏ không sao đến khi 40 tuổi mới mắc bệnh trên, hiện nay tôi mới 45 tuổi?

 

BS Andrew: Trước khi người ta nghĩ rằng bệnh động kinh thường biểu hiện rất là ngắn hay hành vi không được ổn định. Thậm chí nhiều người đã tìm đến các thầy lang để chữa.

 

Vậy đầu tiên ta cần giúp bệnh nhân hiểu được động kinh là gì? Thường là ở những người đã 40 tuổi thì động kinh là do tổn thương cổ hoặc một điểm nào đấy trên não hơn là tổn thương toàn bộ não. Những bệnh nhân mắc bệnh động kinh bẩm sinh di truyền thường là có biểu hiện từ lúc bé.

 

Thế nhưng bệnh nhân 40 tuổi mới xuất hiện thì phải khám rất kỹ để phát hiện ra vùng tổn thương ở trên não từ đấy tìm nguyên nhân gây ra tổn thương có thể do u não hay bị viêm ở đâu đấy, tai biến mạch máu, thậm chí là một vết sẹo ở tổn thương cũ nào đó. Khi đã biết được tổn thương ở đâu, nguyên nhân gây tổn thương là gì? Lúc ấy mới có thể chữa được.

 

Người ta thấy nhiễm trùng cũng là nguyên nhân chiếm 60-70 % những trường hợp động kinh. Còn lại 30% là những tổn thương có thể dùng thuốc để chữa trị. Nếu dùng thuốc mà không khỏi thì mới xem xét đến khả năng phẫu thuật. Nếu tiếp tục dùng thuốc thì cơ may khỏi bệnh tăng 5 % nhưng nếu can thiệp ngoại khoa thì tăng 18% cơ may chữa khỏi cho người bệnh. Vậy chúng ta phải xem xem đến khả năng phẫu thuật nếu bệnh nhân đã uống thuốc mà không khỏi. Trong lúc xem xét thì phải xét đến nhiều yếu tố, chẳng hạn vùng tổn thương có mổ được không? Tổn thương đó sau mổ có biến chứng không.v.v .

 

Xin bác sĩ nói thêm về phương pháp chữa động kinh bằng phẫu thuật?

 

BS Andrew: Đây là phương pháp mổ lấy chỗ tổn thương ra nhưng không phải ai bị động kinh cũng cần mổ. Khi các bạn sang Singapore khám thì chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất với tình trạng của bạn.

 

Làm thế nào để giúp bệnh nhân bị co giật do yếu tố tâm lý?

 

BS Andrew Pan: Cần biết cách phân biệt bệnh nhân bị co giật, vị trí ngã, thời điểm xảy ra co giật. đối với bệnh nhân có giật thật thường co giật trên 2 phút. Ngoài ra, còn phải kiểm tra lâm sàng cho bệnh nhân và làm các xét nghiệm cần thiết khác.

 

Tôi có một khối u thần kinh ăn sâu vào cột sống, khối u tương đối to (đã gây chèn éo vào bàng quang và đại tràng) bác sĩ đã xem phim và khuyên nên dùng phương pháp xạ phẫu. Xin hỏi sau khi điều trị khối u có hết không hay chỉ hạn chế sự phát triển của khối u?

 

BS Prem Pillay: Việc điều trị khối u bằng phương pháp xạ phẫu giúp bệnh nhân không phải trải qua ca mổ mở, đây là phương pháp điều trị tại chỗ tiêu diệt tế bào khối u bằng nhiệt đồng thời bảo vệ các mô tế bào khỏe mạnh. Đối với các khối u nhỏ thì phương pháp này giống như một ca phẫu thuật. Đối với các khối u lớn thì phương pháp này làm nhỏ kích thước của khối u. Khối u khi đã phát triển lớn gây chèn ép vào các dây thần kinh, việc điều trị sẽ giảm chèn ép gây khó chịu cho bệnh nhân.

 

Khi bị loãng xương ngoài uống sữa ra còn có thuốc nào không? Có nên uống bổ sung canxi không?

 

BS Prem Pillay: Đối với bệnh nhân loãng xương ngoài việc uống sữa ra còn có thể ăn hải sản, ngoài ra bệnh nhân còn nên uống nhiều nước và luyện tậpt hể dục đều đặn. Bệnh nhân nên khám bác sĩ và theo chỉ định của bác sĩ có cần uống bổ sung can xi không vì nếu sử dụng canxi không đúng liều lượng có thể gây sỏi thận.