Những điều nên biết về hiện tượng chóng mặt

(Dân trí) - Chóng mặt có phải là triệu chứng của bệnh nào không? Những thông tin cơ bản sau sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp ở nhiều người về hiện tượng này.

Nguyên nhân

 

Do lưu thông máu kém: Nếu não không nhận đủ máu thì sẽ có cảm giác bị choáng nhẹ, thường xuất hiện khi đứng lên đột ngột.

 

Do chứng xơ cứng động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch: thường thấy ở những bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, tiểu đượng và có lượng cholesterol(mỡ máu) cao.

 

Thường xuất hiện ở những bệnh nhân có vấn đề về tim, hạ đường huyết và bệnh thiếu máu do thiết sắt.

 

Một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu lên não, đặc biệt là các chất kích thích như nicotin và caffein.

 

Chóng mặt cũng có thể là biều hiện đi kèm của bệnh đột quỵ, chứng xơ cứng màng tế bào, do tai biến mạch máu não, u não.

 

Triệu chứng

 

Chân tay yếu ớt, không kiểm soát được chính xác hoạt động của tay chân, đau ngực do bị áp lực lớn vùng ngực, hơi thở ngắn, tim mạch nhanh, đau vùng miệng và quai hàm.

 

Điều trị

 

Tuỳ vào từng nguyên nhân cụ thể, những người bị bệnh cúm hoặc cảm lạnh chỉ cần vài ngày nghỉ ngơi trên giường là đủ.

 

Những nguyên nhân khác như bị bệnh tiền đình có thể điều trị bằng dùng thuốc.

 

Nếu hiện tượng chóng mặt vẫn xuất hiện thì việc dùng thuốc là rất hiệu quả vì chóng mặt thường xuất hiện khi cơ thể mắc các vấn đề liên quan đến việc lưu thông máu, thuốc giúp điều chỉnh áp huyết và điều trị chứng xơ cứng động mạch.

 

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp đều có thể bị chóng mặt nên việc điều chỉnh lượng đường máu ở mức ổn định là rất cần thiết.

 

Nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, caffein, nicotin và các chất gây dị ứng.

 

Chế độ ăn ít muối cũng rất hiệu quả.

 

Quỳnh Liên

Theo GOA