Những biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn máu

Não là cơ quan quan trọng nhất. Tuy khối lượng chỉ bằng vài % nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não 6-7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết.

Máu là một mô lỏng lưu hành khắp cơ thể với các chức năng rất quan trọng: Hô hấp (chuyên chở khí oxy và CO2 giữa phế nang và các tế bào), dinh dưỡng (mang dưỡng chất từ ruột non đến tế bào), đào thải (đưa chất cặn bã đến thận, ruột…để bài tiết), điều hòa hoạt động các cơ quan, nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể (chứa các loại bạch cầu, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh). Máu lưu thông tốt là điều kiện cần để các cơ quan được nuôi dưỡng và hoạt động tốt.
 
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
 
Não là cơ quan quan trọng nhất. Tuy khối lượng chỉ bằng vài % nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não 6-7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết.
 
Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là trạng thái suy giảm lượng máu đến não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng: Đau đầu, đau vị trí phía sau (không có điểm cố định) ở cả khu vực chẩm, cổ, đau không xuất hiện thường xuyên mà xen kẽ với các biểu hiện khác, chóng mặt, mất thăng bằng, đôi khi đột ngột, choáng váng, khuỵ xuống rất nhanh song vẫn tỉnh táo, hết cơn lại đi lại được, hoa mắt, thị lực giảm thoáng qua vài giờ rồi trở lại bình thường khi cơn qua, ù tai và thính lực giảm tạm thời, rối loạn cảm giác tạm thời. Rối loạn giấc ngủ rất hay gặp, khó chịu, khó chữa, với nhiều biểu hiện đa dạng như: Người thì mất ngủ (không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, sáng thức dậy không sảng khoái, tỉnh táo), người thì rối loạn nhịp ngủ, nửa đêm thức giấc, mình mỏi, chân tay tê buồn, trằn trọc không ngủ được, gần sáng lại ngủ, ban ngày ngủ gà ngủ gật. 80% số người bị mất ngủ kinh niên là do thiểu năng tuần hoàn não. Rối loạn cảm xúc người luôn bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc khó khăn, mất tỉnh táo, sa sút trí tuệ, lú lẫn. Bệnh tiến triển có thể gây nhũn não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột.
 
Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh, cơ địa, thoái hóa đốt sống cổ, sự chèn ép của khối u, các mạch máu bị hẹp do xơ vữa động mạch, huyết khối, thiếu máu, bệnh tim…thường gặp ở tuổi trung niên và người già, cũng gặp ở những người lao động trí óc với cường độ cao, trong thời gian dài như: Sinh viên ôn thi, doanh nhân, chính trị gia làm việc với cường độ cao, trong thời gian dài, cần tăng lượng máu đến não để làm việc hiệu quả.
 
Điều trị: Tân dược thường dùng các thuốc chỉ chữa được triệu chứng như: Piracetam cải thiện dẫn truyền thần kinh, giảm các triệu chứng TNTHN, Cerebrolysin kích thích dinh dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh, Cinnarizin giảm triệu chứng TNTHN.
 
Đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ
 
Khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy cổ suy giảm gây đau mỏi vai gáy, tê đau cứng cổ. Đau khi thì âm ỉ, khi thì đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu, sang bên đối diện), cơ cổ co đau cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau. Bệnh lâu ngày sẽ dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não. Đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ có thể gặp ở mọi lứa tuổi: Thanh niên, nhân viên văn phòng… nhưng thường gặp nhất là người trung, cao tuổi.
 
Đau mỏi cơ bắp, tê bì chân tay
 
Thiếu máu, giảm tuần hoàn ở các chi gây chuột rút, run chân tay, đau mỏi cơ bắp, đặc biệt là bắp chân tay (đau tăng lên khi đi, vận động và giảm khi nghỉ ngơi), gây ra chứng tê bì, rối loạn cảm giác kéo dài ở bàn chân tay, lạnh các đầu chi, nặng hơn có thể gây tím tái, hoại tử đầu chi, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Chứng chân tay tê bì thường xảy ra ở những người trung, cao tuổi, bệnh khớp và bệnh nhân tiểu đường. Đau mỏi cơ bắp cũng xảy ra với trẻ em khi cơ bắp phát triển nhanh mà lượng máu cung cấp cho chúng không đủ.
 
Điều trị: Vật lí trị liệu,xoa bóp vùng cổ, vai, gáy, đùi ,cánh tay, bắp, ngón chân tay, tập vận động nhẹ nhàng cổ, khớp vai, chiếu tia hồng ngoại sóng ngắn, đắp bùn. Châm cứu, điện châm cổ, vai, gáy, chân, tay. Dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, kháng viêm không steroid như Diclofenac, thuốc giãn cơ như Mydocalm, thuốc bổ trợ thần kinh Neurontin, tiêm thuốc tê như Novocaine, thuốc giảm thoái hóa khớp và đĩa đệm, cột sống như MSM. Chỉ can thiệp bằng phẫu thuật khi có chèn ép rễ thần kinh nhiều và điều trị nội khoa không đạt kết quả
 
Suy nhược toàn thân, bệnh lâu khỏi
 
Thiểu năng tuần hoàn, ứ trệ, thiếu máu đến nuôi dưỡng các tế bào, các mô, cơ quan (như não, dạ dày, phổi, gan, tim, thận, tụy…) sẽ làm chúng thiếu dinh dưỡng, suy giảm chức năng, làm suy yếu toàn thân và là nguyên nhân của nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh tim mạch, huyết áp...
 
Khi máu lưu thông kém, số lượng bạch cầu, các tế bào miễn dịch đến các mô, cơ quan sẽ giảm, vì vậy làm giảm sức đề kháng, chống lại, tiêu diệt bệnh tật của chúng. Khi điều trị các thương tổn bằng thuốc (đường uống hay tiêm) các hoạt chất của thuốc được dẫn đến vùng bệnh bởi máu. Máu huyết lưu thông kém làm giảm khả năng dẫn thuốc từ đó làm giảm tác dụng của thuốc, làm bệnh lâu khỏi.
 
Điều trị suy giảm tuần hoàn bằng NO
 
Gần đây người ta dùng liệu pháp bổ sung NO (oxit nitric) của giáo sư L.J.Ignarro (giải thưởng Nobel) có tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm tăng lưu thông máu. Nhưng liệu pháp này cũng không chữa bệnh tận gốc, phải uống sản phẩm bổ sung NO hàng ngày và khá tốn kém.
 
Điều trị TNTH bằng thảo dược
 
Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng của chúng không rõ rệt như tân dược. Thực tế nếu chỉ sản xuất các bài thuốc cổ phương theo sách Đông Y thì khó mà có thuốc công dụng vượt trội. Bởi vì cùng công thức như nhau nhưng tác dụng của thuốc có thể rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế.
 
Nhưng cũng có một số thuốc có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự, trong nhiều trường hợp chữa bệnh tận gốc, làm nên điều kỳ diệu: Bệnh khỏi hoàn toàn, kể cả nhiều trường hợp bệnh nan y dai dẳng khó chữa, hay tái phát mà tân dược bó tay. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền danh tiếng mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ.
 
Trong điều trị TNTH người ta thường dùng các vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau như: Bạch quả hoạt huyết, giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, Đinh lăng bổ huyết, chữa thiếu máu, Đương qui bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau dùng khi thiếu máu, ứ trệ, Thục địa dưỡng huyết, trị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt ù tai, Xuyên khung bổ huyết, hoạt huyết, dùng khi thiếu máu, đau đầu, hoa mắt, Ích mẫu bổ huyết, hoạt huyết, tan ứ, giảm đau, Xích thược hoạt huyết, thông mạch, tan ứ, giảm đau, Ngưu tất hoạt huyết, tán ứ. Các dược liệu này có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp theo để làm tăng hiệu quả điều trị.
 
B.E