Nguy cơ thoái hóa cột sống sớm ở Gen Y và Gen Z

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Nữ nhân viên văn phòng 23 tuổi (quận 4, TPHCM) bị đau nhức vùng cổ vai khoảng 2 tháng qua. Gần đây, cơn đau gia tăng nên chị đến phòng khám ACC quận 1 để thăm khám và bất ngờ khi bác sĩ kết luận chị bị thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống có xu hướng trẻ hóa do thói quen sử dụng điện thoại, máy tính sai tư thế

Bác sĩ Timothy Gallivan, phòng khám ACC cho biết, bệnh nhân thường xuyên làm việc máy tính, nhưng hay ngồi cúi người xuống, cổ vai chúi về trước, lâu dần dẫn đến thoái hóa. Bệnh nhân được bác sĩ chỉnh nắn xương, chỉnh khớp sống, làm giảm áp lực các vùng mô mềm xung quanh.

Ngoài ra, theo bác sĩ Timothy, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống mà mọi người ít chú ý, nhất là ngày nay, khi công nghệ phát triển, người trẻ có xu hướng ngồi sử dụng thiết bị công nghệ thay vì ra ngoài vận động thể chất.

"Ít vận động làm tuần hoàn máu không được trơn tru, dễ gây cứng xương khớp và hạn chế khả năng linh hoạt của sụn khớp. Nếu ngồi một chỗ thì thoái hóa 'ẩn nấp' trong cơ thể và sẽ phát triển từ từ", bác sĩ phân tích.

Nguy cơ thoái hóa cột sống sớm ở Gen Y và Gen Z - 1
Đốt sống trước và sau khi bị thoái hóa (Ảnh: ACC).

Bác sĩ Timothy cho biết, người càng lớn tuổi dễ có nguy cơ thoái hóa khớp và cột sống vì xương khớp bị bào mòn theo thời gian. Nhưng điều đáng nói là hiện nay bệnh nhân thoái hóa cột sống có dấu hiệu trẻ hóa, cụ thể Gen Y và Gen Z, do sử dụng điện thoại và máy tính thường xuyên và sai tư thế. Người cúi xuống, cổ vai chúi, ảnh hưởng đến lưng trên và cổ khiến thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, số bệnh nhân 20-30 tuổi gần đây đến khám về cột sống tại phòng khám ACC có xu hướng gia tăng.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của thoái hóa cột sống

Theo bác sĩ Timothy, người bệnh có thể chú ý một số dấu hiệu nhận biết sớm thoái hóa cột sống.

Bệnh thường diễn biến qua 2 mức độ, ban đầu bệnh nhân sẽ thấy tư thế thay đổi, hạn chế vận động, hoạt động thường ngày. Sau đó đến mức độ 2 sẽ thấy đau tăng dần. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các đốt xương sống bị thoái hóa có thể kéo theo loạt biến chứng như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng cổ vai gáy…

Nguy cơ thoái hóa cột sống sớm ở Gen Y và Gen Z - 2
Bác sĩ Timothy Gallivan giải thích tình trạng cho một bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh: ACC).

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống ưu việt hiện nay

Hiện nay, việc điều trị thoái hóa cột sống tại các quốc gia tiên tiến được áp dụng bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây cũng là phương pháp được áp dụng tại ACC giúp điều trị hiệu quả thoái hóa cột sống mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Với phương pháp Chiropractic, các bác sĩ ACC sẽ chỉnh nắn các đốt sống để giảm áp lực lên các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh. Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp vật lý trị liệu bằng máy móc hiện đại như máy kéo giảm áp DTS, chiếu tia laser cường độ cao, sóng xung kích Shockwave, với các chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu, nhằm làm lành các mô tổn thương, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân được bác sĩ đưa ra những lời khuyên chỉnh tư thế đúng và một vài bài thể dục kèm theo ở nhà, lời khuyên về dinh dưỡng, tập phục hồi chức năng giúp cơ thể hoạt động đúng cách.

Nguy cơ thoái hóa cột sống sớm ở Gen Y và Gen Z - 3
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống tối ưu hiện nay (Ảnh: ACC).

Phòng ngừa thoái hóa cột sống - chìa khóa bảo vệ xương khớp

Bác sĩ Timothy Gallivan khuyến cáo người dân nên chú ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng đề phòng ngừa thoái hóa cột sống.

Một là nên vận động nhiều khi ngồi một chỗ quá lâu. Nhất là với nhân viên văn phòng có đặc thù công việc phải ngồi một chỗ và với trẻ em ở thành phố, ít có cơ hội được vui chơi ngoài trời. Vì vậy, siêng năng vận động thì khớp xương sẽ hoạt động tốt hơn, cải thiện tuần hoàn máu.

Hai là để ý tư thế đúng khi ngồi, nên ngồi thẳng lưng, không cúi đầu quá sát vào màn hình điện thoại, máy tính hay sách vở. Sử dụng bàn học và bàn làm việc phù hợp với tầm với, có thể sử dụng bàn ghế công thái học (là loại bàn ghế được thiết kế cho người làm việc lâu, có tác dụng chống mỏi cổ vai gáy, tạo tư thế ngồi thư giãn) để cải thiện tư thế ngồi.

Ba là dinh dưỡng đúng cách. Tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho xương, cơ, khớp như thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó..., thực phẩm nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa.

Cuối cùng là ngăn ngừa tốt hơn điều trị. Nên thăm khám cột sống định kỳ, kiểm tra cột sống có sai lệch hay không, bác sĩ sẽ giúp chỉnh nắn để bảo dưỡng cột sống.

"Tầm soát giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Điều trị sớm hồi phục và ngăn ngừa biến chứng về sau. Nếu để lâu sẽ cần nhiều thời gian điều trị hơn và cũng gây ra biến chứng cho bệnh nhân", bác sĩ Timothy Gallivan khuyến cáo.

ACC hiện có 4 phòng khám tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Bạn đọc có thể vào website của ACC đặt lịch khám thoái hóa cột sống với các bác sĩ chuyên khoa Chiropractic người nước ngoài giàu kinh nghiệm.