Loãng xương: Bệnh có diễn biến thầm lặng, biến chứng khôn lường

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bệnh loãng xương đang ngày càng phổ biến, có xu hướng trẻ hóa do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, lối sống ít vận động. Bệnh diễn biến âm thầm, có thể gây nhiều biến chứng nặng nề như gãy xương, tàn phế.

Báo động số lượng người bị loãng xương tăng nhanh

Loãng xương là tình trạng mật độ chất khoáng trong xương suy giảm cùng với sự hao mòn, suy yếu của cấu trúc xương. Do đó, người bệnh có xương yếu, dễ đối mặt với các biến chứng như gãy xương, chấn thương ở cột sống lưng, thắt lưng, khớp háng, hông…

Loãng xương đang trở thành vấn đề y tế mang tính toàn cầu do tần suất loãng xương trong cộng đồng đang dần tương đương với nhóm bệnh tim mạch và ung thư. Ước tính trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc căn bệnh này. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), châu Á đang là tâm điểm của loãng xương trong thế kỷ 21.

Thống kê của Hội Loãng xương TPHCM cho thấy, ở Việt Nam, con số này đang rơi vào khoảng 3,6 triệu người. Dự báo đến năm 2030, số người Việt bị loãng xương có thể tăng lên 4,5 triệu người, trong đó có đến 70-80% là nữ giới.

Loãng xương: Bệnh có diễn biến thầm lặng, biến chứng khôn lường - 1
Triệu chứng điển hình của loãng xương là các cơn đau vùng cột sống thắt lưng (Ảnh: Freefik.com).

Không chủ quan với biến chứng của loãng xương

Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan - Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc cho hay, loãng xương nếu không được phát hiện sẽ gây ra tình trạng đau xương thường xuyên, nhất là đau cột sống thắt lưng.

Cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày; các động tác vận động, làm việc và sinh hoạt tối thiểu cũng gây nhức mỏi, khó chịu cho người bệnh. Từ đó, bệnh làm hạn chế năng suất lao động, công việc thường ngày và gây ra cảm giác bất lực.

Xa hơn nữa, loãng xương dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như cơn đau không cắt được, đau thường xuyên tái phát, không thể đi lại, sinh hoạt. Nặng nề nhất là bệnh dẫn đến tình trạng gù vẹo, gãy xương dù chỉ gặp một chấn thương nhỏ.

Theo nghiên cứu của WHO, đến năm 2050, dân số châu Á sẽ chiếm tỷ lệ 50% người gặp biến chứng gãy xương trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, số liệu khảo sát của Viện dinh dưỡng cho thấy bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên. Ước tính đến năm 2030, số người gãy xương đùi do loãng xương sẽ chạm mốc 41 nghìn người.

Loãng xương: Bệnh có diễn biến thầm lặng, biến chứng khôn lường - 2
Gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh loãng xương (Ảnh: Freefik.com)

Phát hiện và điều trị sớm loãng xương, bảo toàn "bộ khung" cơ thể

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Loan cho biết mặc dù loãng xương diễn biến âm thầm nhưng vẫn có một số triệu chứng cảnh báo. Người bệnh cảm thấy đau mỏi vô cớ, ngồi mỏi, ngủ dậy khó chịu. Cơn đau tăng lên khi vận động, làm việc nặng như bê vác, đi lại nhiều, cùng với đó là cơn đau nhức nhất là ở vùng cột sống thắt lưng.

"Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe xương khớp và có phác đồ điều trị hiệu quả", bác sĩ Loan cho biết.

Để ngăn ngừa loãng xương diễn ra sớm, bác sĩ Loan gợi ý mỗi người nên đón ánh nắng mặt trời trước 7 giờ sáng để giúp da hấp thụ và sản sinh vitamin D3 - tiền chất tạo thành hợp chất canxi quan trọng với xương.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngăn chặn bệnh bằng cách sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động... Những việc làm này giúp làm cho quá trình loãng xương đến muộn, mang tính tự nhiên và người bệnh cảm thấy đỡ ngỡ ngàng hơn.

Trong chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương, phương pháp đo mật độ xương ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này đo hấp thụ tia X năng lượng kép DXA để đánh giá mật độ xương tại các vị trí gồm cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, cổ tay, toàn thân. Đây là một trong những liệu pháp hiệu quả để chẩn đoán, đánh giá mức độ đáp ứng của các biện pháp điều trị loãng xương và các tình trạng bất thường khác.

"Khi bị loãng xương, việc điều trị tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí. Thời gian điều trị có thể kéo dài đến 4-5 năm nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có kết quả khả quan. Vì vậy điều trị dự phòng loãng xương sớm là điều nên làm, đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao (ở nữ từ độ tuổi 40 - 45; nam từ 50 - 60)", bác sĩ Loan nhấn mạnh.

Loãng xương: Bệnh có diễn biến thầm lặng, biến chứng khôn lường - 3
Đo loãng xương là kiểm tra bắt buộc trong việc chẩn đoán tình trạng loãng xương (Ảnh: TCI)

Thăm khám Cơ xương khớp tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với các chuyên gia giỏi, danh tiếng, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trung ương, cùng với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đầy đủ và đồng bộ, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về thiết bị y tế trên thế giới.

Đặc biệt, hiện TCI đang có chương trình hỗ trợ thiết thực: miễn phí khám ban đầu với bác sĩ; giảm 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm (tại các cơ sở 32 Đại Từ, 136 Nguyễn Trãi).

Liên hệ 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng và không bỏ lỡ các ưu đãi.