Đừng chỉ uống nước “suông”!

(Dân trí) - Uống nước trước bữa ăn không hề gây loãng dịch vị, làm giảm sự ngon miệng, chỉ uống nước không cũng chưa hẳn tốt... là những gì bạn cần nhớ khi bổ sung nước cho cơ thể

1. Không uống nước vào sáng mùa đông

 

Đừng chỉ uống nước “suông”! - 1


Bất kể là thời tiết nóng hay lạnh, cơ thể luôn cần nước, nhất là sau 1 đêm cơ thể không được bổ sung mà còn hao hụt 1 lượng nước lớn.

 

Vì thế nên uống 1 cốc nước ấm ngay sau khi thức giấc hoặc ăn sáng với các món nhiều nước như cháo hay sữa.

 

Các món ăn mặn sẽ “hút” một lượng nước khá lớn của cơ thể, làm bạn luôn có cảm giác khát nước.

 

2. Không uống nước trước bữa ăn

 

Nhiều người cho rằng, việc uống nước trước bữa ăn có thể làm giảm sự ngon miệng nhưng thực tế lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

 

100ml nước ấm hay nước ép trái cây, sữa chua, trà hoa cúc hoặc 1 bát súp nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích nhu động dạ dày, giúp nhuận tràng, tiêu cơm.

 

3. Uống đủ lượng nước hàng ngày

 

Đừng chỉ uống nước “suông”! - 2


Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 2.000ml nước mỗi ngày nhưng không có nghĩa là uống ngần đó nước nguyên chất. Bởi các thực phẩm hàng ngày cũng là nguồn bổ sung nước dồi dào cho cơ thể. Ví dụ: bản thân cơm cũng chứa tới 60% là nước, khi chế biến thành món cháo, hàm lượng nước còn lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, rau xanh và hoa quả cũng chứa tới 70% thành phần là nước. 500gram rau xanh và hoa quả mỗi ngày đã có thể cung cấp cho cơ thể từ 300-4.00ml nước.

 

Nếu uống quá nhiều nước “nguyên chất” có thể gây nên các rối loạn về tiêu hóa, tạo áp lực cho hoạt động của thận và gây nên chứng phù thũng cho da và các cơ quan trong cơ thể.

 

4. Chỉ cần uống nước không là đủ
 

Việc bổ sung nước “suông” cũng hoàn toàn không có ý nghĩa với sức khỏe mà cần được kết hợp với các thực phẩm có khả năng hấp thụ nước. Ví dụ, nước ép trái cây hoặc các loại sữa cần được kết hợp với các thực phẩm ngũ cốc, tinh bột hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Các thực phẩm này sẽ hấp thu nước và biến nước thành dung môi để hòa tan các vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ nước các dưỡng chất đó 1 cách dễ dàng hơn.  

 

 

Đừng chỉ uống nước “suông”! - 3

Chỉ nên dùng nước đun sôi để không quá 2 ngày

 

5. Các loại đồ uống có vị chua tốt cho sức khỏe

 

Thực chất, các loại đồ uống có vị chua chứa nhiều axit hữu cơ, giúp kích thích tiêu hóa. Nạp quá nhiều axit hữu cơ có thể làm mất độ cân bằng PH cơ thể, dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ, ra nhiều mồ hôi, từ đó làm thất thoát rất nhiều chất điện giải của cơ thể như: kali, natri, clo…

 

Lan Thu

Theo tech-food