Dịch cúm gia cầm: Đáng sợ nhưng có thể chủ động phòng bệnh

Dịch cúm gia cầm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, đặc biệt là khi đã có trường hợp tử vong do cúm A (H5N1) được công bố. Việc đối phó với cúm cũng trở nên căng thẳng hơn khi ý thức phòng ngừa chủ động của người dân chưa cao.

Cúm gia cầm thường bùng phát trước hết ở vùng nông thôn, nơi tập trung đàn gia cầm nuôi quy mô lẫn nhỏ lẻ trong hộ gia đình. Ở nước ta, khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn là điểm nóng của dịch cúm hàng năm. Bên cạnh đó, năm nay, khi dịch cúm A (H7N9) đang hoành hành ở Trung Quốc, Campuchia thì các tỉnh nằm cửa khẩu biên giới phía Bắc, Tây Nam cũng nằm trong vùng bị đe dọa. Không những thế, TP.HCM và Hà Nội – hai thành phố đông dân nhất nước cũng đang bị “bủa vây” của nhiều ổ dịch lân cận.

Dịch cúm gia cầm: Đáng sợ nhưng có thể chủ động phòng bệnh
Vì là nơi tập trung đàn gia cầm lớn nhất nước nên đồng bằng sông Cửu Long luôn là điểm nóng của dịch cúm gia cầm hàng năm

Việc mua bán gia cầm không rõ nguồn
gốc vẫn diễn ra sôi nổi ngay trong mùa cúm

Việc mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra sôi nổi ngay trong mùa cúm

Thông thường, ở khu vực nông thôn, vì thiếu kiến thức, không thường xuyên tiếp xúc với các nguồn thông tin, ỷ lại vào các cơ quan chức năng hoặc đã quá quen với cúm nên người dân chưa có ý thức phòng cúm chủ động. Còn ở khu vực thành thị, vì nghĩ cúm còn xa, chưa tới nên người dân cũng hết sức chủ quan. Do đó, người dân sợ cúm thì có nhưng hành động để phòng cúm thì chưa. Hoặc nếu có ý thức phòng cúm thì người dân cũng chỉ dừng lại ở việc không mua gia cầm không rõ nguồn gốc, tránh tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, không đi vào vùng dịch, không trực tiếp chế biến gia cầm. Trong khi đó, biện pháp căn cơ để ngừa cúm chủ động là chú ý vào việc vệ sinh lại bị “lờ” đi.

Đảm bảo cho việc phòng tránh dịch cúm, người dân cần chú ý hơn trong sinh hoạt hàng ngày như: cần ăn chín, uống sôi, không ăn thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hay đến gần khu vực chuồng trại, nơi giết mổ gia cầm; thường xuyên xúc họng bằng nước súc miệng sát khuẩn; luôn đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nếu bản thân có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp như sốt, ho, đau họng khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.

Việc mua bán gia cầm không rõ nguồn
gốc vẫn diễn ra sôi nổi ngay trong mùa cúm
Rửa tay với nước rửa tay diệt khuẩn là biện pháp chủ động nhất mà mỗi người dân đều có thể tự trang bị cho mình

Trong số các biện pháp phòng cúm hiện nay thì rửa tay với nước rửa tay diệt khuẩn là biện pháp cơ bản nhất để loại trừ mầm bệnh từ trứng nước và là biện pháp chủ động nhất mà mỗi người dân có thể tự trang bị cho mình. Ngoài giữ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh thì cũng cần rửa tay ngay khi đi ra ngoài về (nhất là từ chợ, bệnh viện, trường học), khi tiếp xúc với vật nuôi, những nơi thường xuyên có tay người chạm vào như cầu thang, thành cửa, sàn nhà… Rửa tay đúng cách tuy đơn giản nhưng hiệu quả phòng cúm cao là lý do mà WHO luôn khuyến cáo hàng đầu trong cuộc chiến chống cúm gia cầm ở châu Á.

Cục Y tế Dự Phòng (trực thuộc Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy chính thức phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh cúm gia cầm nhóm A (H5N1) và A (H7N9) lây sang người tại Lạng Sơn (22/3) và Cần Thơ (29/3) nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về việc chủ động phòng bệnh quyết liệt. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên thường xuyên rửa tay với nước rửa tay hoặc xà phòng diệt khuẩn ngay cả khi không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh. Đây được xem là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng chống cúm mà mọi người nên chủ động thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.