Đặt stent động mạch: Phẫu thuật không cần nằm viện

(Dân trí) - Kỹ thuật đặt stent động mạch mới đã giúp cho bệnh nhân tỉnh táo và hồi phục sức khỏe chỉ nửa ngày sau phẫu thuật... Ông Lim Tai Tian - Bác sĩ của Tập đoàn Y tế Parkway cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Khuyến học & Dân trí.

Được biết, bệnh nhân của ông vừa được đặt stent động mạch vành vào buổi chiều và chỉ sáng hôm sau đã có thể đi lại bình thường và được ra viện. Đây có phải là “phép mầu” trong y học hiện đại?  

 

Điều quan trọng nhất là chúng tôi chú trọng đến quá trình hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân sau khi phẫu thuật.

 

Kỹ thuật đặt stent động mạch không còn là kỹ thuật mới mẻ và phức tạp. Stent là một ống lưới thép mỏng, vào trong lòng động mạch thật nhẹ nhàng cho người bệnh. Vết mổ nội soi được chích từ háng, thuốc tê được xịt chạy theo mạch máu tới chỗ bị tắc.Thiết bị mổ nội soi sẽ đưa stent tới vị trí tắc của động mạch, giãn ra làm cho dòng máu lưu thông. Bệnh nhân sẽ thấy khoẻ hơn rất nhiều vì máu đã lưu thông và vết chích lại rất nhỏ nên có thể nhanh chóng đi lại bình thường.

 

Công nghệ đặt stent có từ bao giờ. Tỉ lệ thành công của các ca bệnh là bao nhiêu, thưa bác sĩ?

 

Năm 1998, công nghệ này chính thức được đưa vào ứng dụng trong ngành Y. Ban đầu chỉ có 50% số bệnh nhân được đặt stent, số còn lại phải mổ mở. Tuy nhiên, phải tới năm 2004, với sự xuất hiện của thuốc hỗ trợ bề mặt stent khiến mỡ không bám trở lại, thì số ca thành công mới thực sự tăng cao. Hiện nay, 80% các trường hợp tắc động mạch được đặt stent và 20% còn lại phải mổ mở.Trong đó, 99,50% các ca đặt stent thành công.

 

Nguyên nhân chính của những ca không thành công là gì?

 

Có một số trường hợp (khoảng 0,4%) bị tắc trở lại sau 1-2 năm. Nguyên nhân là do tế bào máu tự liền lại làm đầy lên gây tắc, những trường hợp này rất dễ bị nhồi máu cơ tim. Hiện nay, chúng tôi đang thử nghiệm phương pháp Stam Sell (thay tế bào máu) trên một số bệnh nhân không thể đặt stent, đây là một phương pháp rất hữu hiệu, hi vọng chúng tôi sẽ thành công. Bên cạnh đó, Tập đoàn Y tế Parkway cũng rất chú trọng tới việc cập nhât công nghệ tiên tiến nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc chữa bệnh và Parkway có dự kiến sẽ mua máy cộng hưởng từ chụp tim mạch từ Hoa Kỳ trong năm 2008. Với công nghệ tiên tiến này, bệnh nhân sẽ không cần phải tiêm hoá chất để làm sáng vùng chụp như khi chụp cắt lớp và chụp vành.

 

Những trường hợp nào sẽ phải đặt stent và biểu hiện những trường hợp đó ra sao, thưa bác sĩ?

 

Bác sĩ Lim Tai Tian sinh sống và học tập tại Hà Lan. Sau nhiều năm làm việc tại Hà Lan, bác sĩ Lim đã sang Singapore theo lời mời của Chính phủ Singapore năm 1996. Và từ đó, bác sĩ đã giảng dạy tại trường Đại học Y khoa của Singapore, và thực hiện phát triển nghiên cứu trực tiếp về công nghệ đặt stent tại phòng khám của bệnh viện Tập đoàn Y tế Parkway.

(Thông tin do Tập đoàn Y tế Parkway tại Việt Nam số 91B Nguyễn Thái Học, Hà Nội cung cấp. Điện thoại: (04) 7.472729/30).

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân bị tắc mạch. Trước đó, họ cảm thấy đau ngực khi đi bộ nhanh. Trường hợp thứ hai, bệnh nhân bị đột quỵ, lúc này mạch đã hoàn toàn bị tắc. Trường hợp thứ ba, bệnh của họ chỉ  được phát hiện khi kiểm tra sức khoẻ tổng thể. Những trường hợp này nếu không đi khám bệnh thì họ sẽ chỉ biết mình bị bệnh khi bị đột quy.

 

Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ là người đưa ra lời khuyên nên hay không nên đặt stent. Bởi đặt stent có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc nong động mạch. Tuy nhiên, bác sĩ không thể làm thay đổi mọi việc, điều quan trọng là ở bệnh nhân có thể giữ tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày không.

 

Một người có thể đặt tối đa bao nhiêu stent để nong động mạch?

 

Có những người đã muốn đặt 8 đến 9 stent, nhưng bác sĩ không khuyến khích như vậy vì ngoài vấn đề tài chính (gần 1.000 USD), stent chỉ dành cho những mạch to.

 

Vậy, lời khuyên của bác sĩ có gì về cách phòng bệnh tắc động mạch là...?

 

Bệnh về tim là bệnh gây tử vong nhanh nhất, vì vậy cách tốt nhất là nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đặc biệt là những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Đó là:

- Tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh.

- Người hút thuốc và người thường xuyên tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc. Vì trong thuốc lá có chất nocotin gây mỡ máu làm đầy thành mạch.

- Người bị tiểu đường, huyết áp cao, quá béo, không tập luyện thường xuyên

- Phụ nữ tiền mãn kinh

- Người làm việc căng thẳng

- Những người ăn nhiều thịt, thức ăn nhiều dầu mỡ...

 

Nếu đã bị tắc một mạch thì theo thời gian sẽ có nhiều mạch khác cũng bị tắc, vì vậy việc giữ gìn sức khoẻ rất quan trọng. Cần lưu ý, người mắc bệnh tiểu đường là người có nguy cơ cao nhất, cao hơn 10% so với những người bị bệnh khác. Để tránh bị tim mạch họ sẽ phải chữa song song hai bệnh này, vừa chữa để hạ cholesterol đồng thời chữa cả huyết áp. Thậm chí sau khi khỏi họ vẫn phải rất cẩn thận vì nguy cơ bị bệnh trở lại vẫn rất cao.

 

Xin cảm ơn bác sĩ!

 

PV thực hiện