Chia sẻ của chàng trai bị bệnh vẩy nến

“Cần kiêng đồ ăn chứa nhiều chất đạm, đồ hải sản, nhất là thịt bò. Khi tắm cũng phải lựa chọn dạng xà phòng dùng cho người bị da liễu để không làm tổn hại đến da”.

Bây giờ, tôi thấy đỡ bệnh hơn nhiều, những vùng da ửng đỏ, sần sùi trước kia, nay đã xẹp xuống, mịn màng”- Đó là tín hiệu vui trong việc chữa trị căn bệnh vẩy nến của anh Nguyễn Vũ - trú tại E3/079 Nguyễn Huệ - xã Quang Trung - Huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai.

Ngồi đối diện với chúng tôi là chàng trai dáng người thanh mảnh, trẻ trung. Nở nụ cười tươi, trông Vũ khỏe mạnh như bao thanh niên khác và điều đặc biệt là không hề tồn tại nét phiền muộn nào trên khuôn mặt. Năm nay 23 tuổi, hiện Vũ đang làm việc trong khu công nghiệp tại Biên Hòa, kể về căn bệnh của mình, anh chia sẻ: “Tôi mắc vẩy nến từ nhỏ, năm lớp 7 - lớp 8 đi khám thì được chẩn đoán bị á sừng. Tới khi học lớp 9 - lớp 10 thì mới điều trị bằng cả thuốc Tây và thuốc Nam nhưng đều không khỏi”.
 
Chia sẻ của chàng trai bị bệnh vẩy nến - 1
Ảnh minh họa

Chung sống với những khó chịu này đến năm 2007, Vũ tới bệnh viện khác để khám và được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến: “Bác sĩ kê đơn cho tôi chủ yếu là thuốc bổ và một loại bôi ngoài da. Thời gian đó, cứ hai tuần tôi lại đến bệnh viện khám, duy trì như vậy trong 4 tháng, nhưng bệnh tình vẫn chưa được như mong muốn. Sau đó, tôi đi thực tập dưới Bình Dương nên không dùng thuốc uống nữa, mà chỉ dùng thuốc bôi”.

Tiếp mạch câu chuyện, Vũ cho biết khoảng tháng 12 năm 2009, anh áp dụng phương pháp mới đó là sử dụng Kim Miễn Khang - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến: “Tôi uống Kim Miễn Khang đều đặn đúng theo hướng dẫn sử dụng mỗi ngày 10 viên, chia làm 2 lần. Từ khi uống Kim Miễn Khang, tôi thấy bệnh đỡ hơn trước, các vùng da vẩy nến sần sùi đã xẹp xuống, không còn vẩy và mẩn đỏ nữa. Hiện tại tôi dùng song song cả Kim Miễn Khang và thuốc bôi ngoài da để cho hiệu quả tốt nhất”.

Chia sẻ thêm về niềm vui khi bệnh vẩy nến dần bị đẩy lùi, Vũ hào hứng: “Uống Kim Miễn Khang tôi thấy ăn ngủ tốt hơn. Khi trước tôi bị vảy nến nặng nhất là ở vùng da đầu, nhưng đến nay những mảng vẩy đó đã giảm hẳn, đỡ ngứa hơn”. Qua trải nghiệm của bản thân, Vũ cho biết thêm: “Người mắc vẩy nến rất khó chịu khi trờ­i nắng gắt vì bị ngứa tại các vết vẩy nến, còn trời lạnh thì các vết đó sẽ khô lại. Tôi sẽ tiếp tục dùng Kim Miễn Khang để hỗ trợ điều trị dứt điểm những khó chịu mà căn bệnh này gây ra”.

Chia tay Vũ, chúng tôi thầm mong căn bệnh vẩy nến sẽ hết hẳn nơi người bạn trẻ điềm đạm, dễ gần này. Vũ cũng không quên chia sẻ kinh nghiệm trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày: “Cần kiêng đồ ăn chứa nhiều chất đạm, đồ hải sản, nhất là thịt bò. Khi tắm cũng phải lựa chọn dạng xà phòng dùng cho người bị da liễu để không làm tổn hại đến da”.

Ngọc Bảo
Theo Phụ nữ Việt Nam cuối tuần