Chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” theo từng độ tuổi

(Dân trí) - Cũng giống với tất cả các cơ quan trong cơ thể, việc chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cũng cần tuân theo quy luật phát triển ở từng giai đoạn và độ tuổi.

Chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” theo từng độ tuổi - 1


1. Từ 0 - 10 tuổi

 

Việc quan tâm và chăm sóc một cách khoa học tới đôi mắt của trẻ trong những năm đầu đời này đặc biệt quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển thị lực của trẻ trong  những năm về sau. Thị lực của trẻ còn “non nớt” và ở trong gia đoạn phát triển dần dần.

 

Trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm này, hãy rèn luyện cho trẻ cách nhìn và quan sát mọi vật từ khoảng cách thích hợp dưới ánh sáng vừa đủ để ngăn ngừa các tật về mắt như: hiếng, lác, cận thị…

 

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin A và E trong thực đơn hàng ngày nhằm chăm sóc tốt hơn cho đôi mắt trẻ.

 

2. 10 - 20 tuổi

 

Ở giai đoạn này, thị lực của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện.

 

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” trong giai đoạn này đó là ngăn ngừa các bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị.

 

Ở tuổi đi học, theo thói quen tự nhiên, trẻ sẽ đọc sách, xem tivi hoặc quan sát vật ở khoảng cách rất gần, do vậy, tỉ lệ mắc các bệnh về mắt là rất cao. Cha mẹ cần trang bị kiến thức và hướng dẫn, giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong việc chăm sóc đôi mắt của mình.

 

Thói quen ăn uống khoa học và bổ sung các sản phẩm chăm sóc mắt là phương pháp hữu hiệu giúp tăng cường thị thực.

 

3. 20 -30 tuổi

 

Ở giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp, sự say mê với công việc có thể làm bạn “xao nhãng” việc chăm sóc đôi mắt của mình. Ngoài ra, áp lực từ công việc và cuộc sống cũng có những ảnh hưởng lớn tới “sức khỏe” của đôi mắt. Mắt bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đau mắt, khô mắt…

 

Lời khuyên hữu ích cho bạn lúc này là: hãy từ bỏ thói quen ngồi hàng giờ trước máy tính, màn ảnh tivi hay những cuốn sách. Ăn uống đầy đủ, vận động hợp lý, chú ý vệ sinh chăm sóc mắt và ngủ đủ giấc chính là những “liều thuốc” rẻ và hữu hiệu nhất giúp bảo vệ thị lực của bạn.

 

4. 30 - 50 tuổi

 

Cùng với sự tăng lên của tuổi tác thì đây cũng là giai đoạn bắt đầu của quá trình lão hóa các cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy, việc chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Béo phì, tiểu đường và các căn bệnh ở tuổi trung niên sẽ làm thị lực của bạn giảm đi một cách đáng kể.

 

Để duy trì độ “minh mẫn” của đôi mắt, hãy đề ra cho mình một “lịch trình” chăm sóc mắt đặc biệt bằng cách tăng cường bổ sung các loại vitamin (nhất là vitamin A), “thể dục”, matxa thường xuyên cho đôi mắt, tránh xa mọi bệnh tật và cần đến khám bác theo định kỳ.

 

5. 60 tuổi trở lên

 

Ở giai đoạn này có thể xuất hiện hiện tượng mắt sáng trở lại ở một số người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không kéo dài, do vậy vẫn cần có sự chăm sóc đặc biệt cho đôi mắt. Những người cao tuổi nên hạn chế đọc sách hoặc xem tivi nhiều vì sẽ dễ bị mỏi mắt.

 

Việc chú ý dinh dưỡng và luyện tập không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng độ “dẻo dai” cho đôi mắt.

 

Lan Thu

Theo  healthpeople