Tin vắn:

Cây hướng dương - Thuốc mới điều trị AIDS

(Dân trí) - Từ bây giờ, cây hướng dương có thêm một công dụng hoàn toàn mới: nguyên liệu để điều chế thuốc chữa trị căn bệnh thế kỷ AIDS. Kết quả trên vừa được các nhà khoa học thuộc đại học Tổng hợp Bonn (Đức) và trung tâm nghiên cứu CAESAR công bố.

Thân cây hướng dương có thể sản sinh ra chất dicaffeoyl quinic acid (DCQA) – thành phần cơ bản có trong loại thuốc điều trị AIDS mới, có tác dụng ngăn cản quá trình tự nhân bản của vi-rút HIV trong tế bào.

 

Giáo sư Claudio Cerboncini, thành viên của CAESAR, một trong người tham gia công trình cho biết, trong quá trình thử nghiệm, loại thuốc mới không chỉ tỏ ra rất hiệu quả mà còn ít gây ra các phản ứng phụ hơn hẳn các loại thuốc khác. (AP)

 

Xét nghiệm đơn giản phát hiện ung thư vòm họng

 

TS Rebecca Fitzgerald, một thành viên trong Nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Cambridge đã phát triển một công nghệ đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây (dùng camera).

 

Người đến khám chỉ cần ngậm và nuốt một viên tròn nhỏ giống như bọt biển có gắn với một đoạn dây. Sau ít phút, họ chỉ cần kéo viên bọt biển đã có dính những tế bào từ thực quản ra. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm dựa trên mẫu vật thu được này.

 

Thiết bị này hứa hẹn sẽ giảm được tới 80% tỉ lệ tử vong do ung thư thực quản nhờ giúp chẩn đoán bệnh ngay từ khi chúng còn ở dạng tiềm ẩn chứ không phải đợi đến khi quan sát được như hiện nay. 

 

Sức khỏe người già phụ thuộc vào bạn đời

 

Nghiên cứu kéo dài trong 9 năm với 518.240 cặp vợ chồng ở độ tuổi từ 65 - 98 của trường ĐH Y khoa Harvard và ĐH Pennsylvania đã chỉ ra rằng, nếu người bạn đời phải vào bệnh viện hay trút hơi thở cuối cùng thì nguy cơ tử vong ở người còn lại trong vòng 30 ngày tiếp theo là rất cao. Cái chết của người chồng có thể làm tăng nguy cơ “ra đi” của người vợ trong vòng 30 ngày lên tới 53% trong khi ở người chồng, tỉ lệ này lên tới 61%. 

 

Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau về nguy cơ tử vong do giới tính và các nhân tố khác. Ví dụ, việc người vợ nhập viện vì bị ung thư ruột kết hay ung thư phổi sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người chồng, nhưng nếu người vợ bị mất trí thì tỉ lệ “ra đi” của người chồng sẽ ở mức 22%. Một ví dụ khác là khi người vợ phải nhập viện vì bị nhồi máu cơ tim thì cụ ông cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong là 12%. Các cụ ông thường có nguy cơ tử vong cao hơn các cụ bà khi phải chứng kiến cái chết của người bạn đời.

 

VTH - Thu Phương