Ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày?

(Dân trí) - Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến ở các nước, chiếm khoảng 95% của các khối u ác tính. Hiện tại, phương pháp chữa trị ung thư dạ dày chủ yếu là dựa vào phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp miễn dịch chỉ là phụ trợ.

Ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày? - 1

Do ung thư dạ dày phải cắt bỏ phần lớn dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày, gây ra một loạt biến chứng do gặp trở ngại khi tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống của người sau phi phẫu thuật dạ dày rất quan trọng.

Lúc này người bệnh cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, đồng thời còn phải kết hợp với tình trạng chịu đựng của người bệnh đối với ăn uống. Chế độ ăn uống hợp lý là tăng cường tình trạng dinh dưỡng toàn thân cho người bệnh đồng thời nâng cao sức miễn dịch, giảm bớt biến chứng sau khi phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhai kỹ, nuốt chậm, thúc đẩy tiêu hóa

Sau khi phẫu thuật dạ dày, chức năng nghiền nát thức ăn của dạ dày sẽ không còn toàn vẹn, vì vậy hàm nhai phải gánh vác chức năng rất quan trọng.

Khi người bệnh ăn những thực phẩm thô, không dễ tiêu hóa nên nhai kỹ, nuốt chậm.

Nếu ăn canh hoặc uống đồ uống nên chú ý tách riêng nước lỏng và đồ khô. Cố gắng ăn canh trước hoặc sau khi ăn cơm 30 phút để thức ăn không đào thải nhanh, từ đó ảnh hưởng đến hấp thu.

Khi cho thức ăn vào miệng người bệnh nên nằm ngửa hoặc sau khi ăn nằm nghiêng để kéo dài thời gian thức ăn ở trong bụng, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn.

Bổ sung chất dinh dưỡng có chọn lọc

Sau khi phẫu thuật dạ dày, lượng carbohydrate, chất béo và protein trong phân sẽ tăng lên. Điều này là do hậu môn tổn thương và mất dây thần kinh, khiến thực phẩm chưa được hấp thu hết đã bị đào thải. Nguyên nhân là do tuyến tụy và chức năng thần kinh đường mật không còn duy trì được chức năng ban đầu.

Vì vậy, sau khi phẫu thuật phải bổ sung thực phẩm có lượng protein và nhiệt lượng cao, lựa chọn thực phẩm có đẩy đủ acid amin và dễ tiêu hóa (ví dụ như: trứng gà, cá, tôm, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu vv), protein nên cung cấp 15%-20% tổng toàn bộ năng lương hoặc cho người bệnh ăn dựa theo tiêu chuẩn 1-2g/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Đối với người bị nặng, có thể áp dụng tăng số lần ăn lên, giảm vớt lượng mỗi bữa, tránh ăn thực phẩm nhiều tinh bột - đường, sau khi ăn 30 phút mới uống nước, giữa hai bữa ăn nên tăng thêm bữa ăn phụ vv.

Đừng quên bổ sung sắt

Sau khi phẫu thuật thường thiếu máu do thiếu sắt gây ra. Chất sắt trong thực phẩm chủ yếu là Fe3, Fe3 phải có tác dụng tương tác của acid dạ dày chuyển hóa thành Fe2 mới có thể hấp thụ được. Phẫu thuật xong một mặt do acid dạ dày bài tiết ít nên tạo ra Fe2 ít. Mặt khác, Fe2 hấp thụ phải được tiến hành ở tá tràng và khoang ruột, cắt bỏ dạ dày xong chất Billroth Ⅱ tái thiết lại làm cho việc nghiền nát thức ăn vượt quá cả sự hấp thụ sắt, làm cho sắt hấp thụ ít đi.

Vì vậy phải tăng các thực phẩm có hàm lượng sắt cao cho cơ thể, ví dụ như rau chân vịt, cà tím, đậu đen, mộc nhĩ đen, nấm kim châm, dâu, nho, đào, táo đỏ và cả các loại gan động vật, thịt đỏ hay hải sản vv.

Bổ sung canxi nên cẩn thận

Sau khi cắt bỏ dạ dày, có 15% người bệnh bị mềm xương. Nguyên nhân của bệnh mềm xương này hiện tại chưa rõ, có thể có liên quan đến sau khi phẫu thuật mất quá nhiều canxi và ăn uống dung nạp không đủ chất canxi.

Vì vậy, người bệnh nên chú ý bổ sung canxi. Có một loạt thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ đậu, các sản phẩm từ sữa và yến mạch, cải bắp, cải thảo, cà rốt, rau cần, bí đỏ, củ cải, rau chân vịt, hẹ, bầu, bí, bồ công anh vv. Ngoài ra một số loại hạt cũng chứa canxi rất cao như hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, các loại trái cây như cam, quýt vv.

Một số loại rau như rau chân vịt, rau dền, rau muống cạn hàm chứa oxalic ảnh hưởng đến sự hấp thụ của canxi, khi chế biến nên chần qua các loại rau này, làm cho phần oxalic tan trong nước sau đó mới xào lên ăn.

Chú ý 2 loại vitamin

Vitamin B12 thiếu hụt thường gắn liền với việc thiếu máu dạng tế bào, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở hệ thần kinh và thiếu máu ác tính. Sự hấp thụ của vitamin B12 phụ thuộc vào các ion trong tế bào thành dạ dày, sau khi cắt bỏ dạ dày, do các ion này ít tiết ra, gây trở ngại cho việc hấp thụ vitamin B12 và axit folic.

Ngoài ra, sau khi cắt bỏ dạ dày thường kèm theo thiếu vitamin D, từ đó ảnh hưởng canxi hấp thụ, người bệnh nên chú ý bổ sung các loại vitamin trong bữa ăn hàng ngày.

Nguồn thực phẩm chính của vitamin B12 bao gồm: nội tạng động vật, cá, trứng, gia cẩm và các loại sò, ốc. Hàm lượng acid folic trong lạc, rau chân vịt, các loại đậu, gan động vật cũng rất cao, tích cực bổ sung sẽ ngăn ngừa được thiếu máu ác tính.

Vitamin D trong thực phẩm chủ yếu có ở nấm, các loại men, nội tạng, lòng đỏ trứng, bơ, phô mai và cả các loại cá và trứng cá chứa nhiều chất béo. Khi cần thiết cũng phải uống viên bổ sung vitamin D dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.

Dương Hằng

Theo cacaorg