3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp

(Dân trí) - Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có thể gây liệt, teo cơ, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp là vấn đề quan trọng giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Theo các chuyên gia y tế, viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý tự miễn. Bình thường, hệ miễn dịch khỏe mạnh có chức năng nhận diện, tạo ra kháng thể tự sinh chống lại các tác nhân có hại như vi sinh vật gây bệnh, chẳng hạn như virus, vi khuẩn, nấm mốc và ký sinh trùng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch khớp bị rối loạn, suy yếu sẽ nhận diện lầm tế bào hoạt dịch khớp là tác nhân lạ và sản xuất kháng thể tấn công những tế bào này. Chính vì thế, các khớp bị viêm, mô xung quanh bị tổn thương, gây sưng, đau nhức, người ta gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân. Các khớp bị viêm có tính chất đối xứng, nghĩa là nếu khớp đầu gối hoặc bàn tay trái bị đau, sưng thì phần bên phải cũng biểu hiện những triệu chứng tương tự. Ngoài ra, người mắc viêm khớp dạng thấp còn có các triệu chứng toàn thân như: Mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, cảm giác ngứa ran, tê bì, nhịp thở ngắn, xuất hiện nốt sần trên da và sốt cao. Khớp có thể bị sưng đỏ, nóng, mềm và biến dạng.

3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp - 1
Viêm khớp dạng thấp hay gặp ở những khớp nhỏ như bàn- ngón tay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên việc điều trị cần đạt được mục tiêu là tăng cường hệ thống miễn dịch khớp, giảm mức độ tiến triển của bệnh, ngăn ngừa sự phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, hạn chế nguy cơ biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp nếu để lâu ngày sẽ tiến triển rất nhanh và trở thành bệnh mạn tính. Biến chứng thường gặp là sự biến dạng khớp và mô xung quanh khớp, từ đó làm mất chức năng khớp. Khoảng 70% số người bị viêm khớp dạng thấp cho rằng, bệnh này cản trở các sinh hoạt hàng ngày. Sau 10 năm, có khoảng 10 - 15% người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Nhiều trường hợp còn rơi vào rối loạn tâm thần, trầm cảm do bệnh tật.

3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp - 2
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp

Ngoài việc gây biến dạng khớp, bệnh còn gây ra các biến chứng trên các cơ quan khác của cơ thể, bao gồm: Hệ thần kinh, mắt, da, phổi, thận, tim,… Theo các nhà khoa học, có khoảng 30% số người bị viêm khớp dạng thấp đồng thời mắc phải các vấn đề về tim mạch khác như: Xơ vữa động mạch, suy tim tắc nghẽn... Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện bị teo cơ, tụ mỡ ở mặt và lưng, mỏng da, loãng xương toàn thân, thiếu máu gây mệt mỏi, lệ thuộc vào thuốc, tổn thương gan và thận,… do dùng nhiều thuốc corticoid. Một số nghiên còn cho thấy, có tới 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp vấn đề khó khăn trong khi thụ thai.

Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách nào?

Viêm khớp dạng thấp gây nhiều biến chứng không chỉ ở khớp mà còn mang tính chất hệ thống, ảnh hưởng tới hầu hết cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan, phổi,... Do vậy, việc phòng bệnh hiệu quả có thể giúp sức khỏe toàn trạng không bị ảnh hưởng từ biến chứng của căn bệnh này. Dưới đây là 3 gợi ý cho bạn:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ

Xuất phát từ nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là sự rối loạn trong chính hệ thống miễn dịch của người bệnh nên cách phòng ngừa đầu tiên chính là chăm sóc khớp bằng chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể, trong thực đơn hàng ngày cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất bao gồm các loại rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C, những hải sản như cá biển, cua, ốc, tôm,... Phần lớn các thực phẩm này đều giàu vitamin, axit béo omega-3 và nhiều khoáng chất cần thiết.

3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp - 3
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng thấp

Tập luyện thường xuyên

Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Mayo Clinic thì việc tập thể dục thường xuyên, phù hợp với tình trạng bệnh không những giúp hồi phục xương khớp mà còn làm cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao trong khoảng từ 30 - 60 phút. Những bộ môn thích hợp để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp là đi bộ, bơi lội, tập yoga, đạp xe,... Tốt nhất, hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia để xác định phương án luyện tập phù hợp nhất.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, cải thiện cơn đau khớp

Hiện nay, để phòng ngừa, giảm cơn đau do viêm khớp dạng thấp, nhiều người đang tin tưởng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ hy thiêm - thảo dược có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù chân, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt.

3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp - 4
Thảo dược hy thiêm giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Theo Đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Những người bị tê chân tay, mỏi lưng gối nên dùng thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chứng minh, trong thành phần thân và lá cây có hàm lượng lớn chất darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì vậy, nhiều loại thuốc kháng viêm có sử dụng thành phần bào chế từ loại cây này. Khi bị ong đốt hoặc rắn cắn, dùng lá hy thiêm giã nát đắp vào vết thương để sơ cứu.

Khi hy thiêm được phối hợp với các thảo dược khác như: nhũ hương, sói rừng, bạch thược và các axit amin khác như L-carnitine, muối magie, tiền hormone pregnenolone… tạo nên công thức toàn diện giúp điều hòa hệ miễn dịch khớp - nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp, từ đó giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm đa khớp tái phát, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Linh nghiệm phương cho viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng mạn tính, ngoài ảnh hưởng lên khớp, bệnh còn tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp có liên quan tới cơ chế tự miễn, nguyên nhân là do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào các khớp và mô của chính cơ thể.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, trong đó, sản phẩm đại diện cho xu hướng này hiện có bán tại các nhà thuốc là thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh.

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh đã được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả cao trong phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường vận động phục hồi khớp nhờ sự phối hợp giữa các thành phần các thảo dược như: Hy thiêm, nhũ hương, sói rừng, bạch thược và các axit amin khác như L-carnitine, muối magie, tiền hormone pregnenolone.

3 cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp dạng thấp - 5
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh

Hoàng Thấp Linh sử dụng cho người bị đang gặp các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, viêm đa khớp dạng thấp,… Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn cho thấy, sản phẩm không có tác dụng phụ và không gây tương tác thuốc.

Từ khi có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh đã đem lại tin vui cho nhiều người trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.38461530 – 024.37367519 hoặc tổng đài tư vấn (MIỄN CƯỚC): 18006304. Website: https://hoangthaplinh.vn/.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hải Vân