3 băn khoăn thường gặp nhất khi trẻ bú mẹ

Với trẻ mới sinh, bé có thể bú nhiều vào một thời điểm trong ngày (như cuối giờ chiều/trước lúc tối) còn các giờ khác thì bé bú ít hơn hẳn. Đây không phải là biểu hiện của thiếu sữa mà chỉ là một tính cách thường thấy ở trẻ mới sinh.

Sữa mẹ có đủ cho bé?

Nhiều bà mẹ sợ mình "không có đủ sữa cho bé" tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều đó là không có cơ sở. Các chuyên gia đã đưa ra 1 số dấu hiệu nhận biết bé ăn đủ sữa như sau:

- Thay một hoặc hai chiếc bỉm trong những ngày đầu khi bé nhận được sữa colostrums từ mẹ.

- Thay 5 đến 6 chiếc bỉm trong vòng 24 h trong ngày thứ 3 hoặc thứ 4 khi sữa mẹ đã về.

- Bé bú trung bình 6-10 lần trong vòng 24h.

- Bé cần phải tăng cân ít nhất 120 – 210 g hàng tuần kể từ ngày thứ 4 sau khi sinh.

- Bé phải tỉnh táo, khỏe mạnh, màu da phải tươi tắn, da căng, và tăng nhanh đường kính đầu và chân.

Bú theo giờ để tạo nền nếp cho bé?

Tốt nhất là cho bé bú theo nhu cầu, không cho bé bú theo thời gian biểu định sẵn. Bởi trên thực tế trẻ khỏe mạnh sẽ biết khi nào đói, và cần phải ăn bao nhiêu và bao lâu. Thường thì bé ăn khoảng 6-8 bữa trong vòng 24h. Bạn hãy cho bé bú thường xuyên ngay khi bé có nhu cầu, kể cả vào buổi tối. Khi bé lớn dần và sữa nhiều lên thì bé sẽ bú ít lần hơn.

Với trẻ mới sinh, bé có thể bú nhiều vào một thời điểm trong ngày (như cuối giờ chiều/trước lúc tối) còn các giờ khác thì bé bú ít hơn hẳn. Đây không phải là biểu hiện của thiếu sữa mà chỉ là một tính cách thường thấy ở trẻ mới sinh.

Tuy nhiên, ở thời điểm 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng, nếu bé của bạn bỗng nhiên muốn bú nhiều hơn đó là bé đang lớn và cần 1 lượng sữa nhiều hơn. Khi đó, nên cho bé bú nhiều lần hơn trong một vài ngày để tạo lại sự cân bằng giữa lượng cung của mẹ và nhu cầu của bé.

Tư thế nào tốt nhất khi cho con bú?

Bạn có thể cho con bú bằng nhiều kiểu khác nhau, các kiểu bú truyền thống là kiểu nằm hoặc ngồi.

- Kiểu ngồi ẵm (cho bú ở mọi nơi): Bé ép sát vào bụng mẹ, đầu bé gối lên khuỷu tay mẹ, cánh tay mẹ đỡ lưng bé, bàn tay đỡ mông; cả tay mẹ và người bé được đặt trên đùi mẹ . Tay còn lại hỗ trợ bé khi bé bú (ảnh).

3 băn khoăn thường gặp nhất khi trẻ bú mẹ - 1

 

Khó khăn: Bé phải tự ngỏng đầu khi bú. Mẹ không quan sát được hành động của bé khi bú

- Kiểu ngồi ôm: Bàn tay mẹ ôm vào gáy và nửa đầu của bé (có thể dùng 1 cái gối hỗ trợ), cánh tay mẹ đỡ lưng và mông bé, chân bé được đưa vào vùng nách. 

3 băn khoăn thường gặp nhất khi trẻ bú mẹ - 2
 

Khó khăn: Nhìn không quen mắt. Một số bé không thích bị sờ vào đầu; dùng 1 chiếc khăn chèn giữa gáy và đầu của bé.

- Kiểu nằm (rất hiệu quả khi bạn cho con bú vào buổi tối): Mẹ nằm gối đầu cao, có gối nhỏ hỗ trợ phần vai (có thể dùng đệm chuyên dụng). Đặt bé nằm song song và ép sát vào mẹ; núm vú đặt vừa miệng bé.

3 băn khoăn thường gặp nhất khi trẻ bú mẹ - 3
 

Khó khăn: Cần phải có tấm đệm hỗ trợ cho mẹ và bé Kiểu này dành cho các mẹ đã có kinh nghiệm cho con bú.

Các nguyên tắc chính:

- Bé ngậm vú tốt, dễ dàng.

- Lưng, tay và cả chân của mẹ phải có chỗ tựa chắc chắn.

- Kéo bé lại phía vú của mình chứ không phải là đưa vú vào miệng của bé!

- Cổ của bé cần phải duỗi thẳng hơi ngửa ra phía sau một chút. Người của bé áp sát vào người của mẹ (bụng tiếp xúc với bụng của mẹ). Đầu, vai, và người của bé phải làm thành một đường thẳng, bé có thể ngậm vú dễ dàng mà không cần phải ưỡn hoặc vặn người.
 

Trong trường hợp bà mẹ gặp bất kì khó khăn nào khi cho con bú, máy hút sữa sẽ là cứu cánh tốt nhất để nguồn sữa mẹ không bị bỏ phí. Các bạn có thể tham khảo trên website: http://www.dhl-meditech.com/ để có thêm thông tin tư vấn chi tiết về cách nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như cách sử dụng các công cụ hỗ trợ là máy hút sữa sao cho hiệu quả.

 

Liên hệ với đại lý Medela Thuỵ Sĩ tại Việt Nam để được tư vấn miễn phí theo địa chỉ: Công ty TNHH DHL (7C Tập thể Hóa Chất, ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). ĐT: 04.7542579/ 098 213 3257 - Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 21B/7 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q. 1.