Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ”

(Dân trí) - Tình hình suy thoái trong ngành công nghiệp ô tô đồng nghĩa với việc nhiều tài sản bị rao bán để cứu doanh nghiệp. Kể từ cuối thập niên 80, chưa bao giờ có nhiều thương hiệu ô tô bị rao bán như hiện nay. Tuy nhiên, bên mua khá thưa thớt.

 
Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 1
 
Vấn đề hiện nay là dường như không còn mấy ai mặn mà với việc mua một thương hiệu xe hơi, dù nổi tiếng.

 

Fiat gần như nhận không 35% cổ phần Chrysler, khi chỉ phải trao đổi với nhà sản xuất ô tô Mỹ này một số bộ phận xe. Fiat không phải bỏ ra chút tiền mặt nào để nắm quyền sở hữu hơn 1/3 Chrysler, trong khi công ty quản lý vốn tư nhân Cerberus đã phải chi hơn 7,4 tỷ USD để mua 80,1% cổ phần Chrysler từ tập đoàn Daimler vào năm 2007.

 

Với nhiều kinh nghiệm “đau thương” học được từ quá khứ, các nhà sản xuất ô tô châu Âu thận trọng và “ranh ma” hơn trong các mỗi quan hệ hợp tác hay mua bán thương hiệu. Giờ đây chỉ còn lại một số công ty đến từ các thị trường ô tô đang phát triển như Trung Quốc và Án Độ còn hào hứng với lĩnh vực này.

 

Những cũng rất ít nhà sản xuất ô tô Trung Quốc muốn mở rộng thông qua việc mua lại một doanh nghiệp hoặc thương hiệu, trừ khi đó là một công ty Trung Quốc khác.

 

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Tata Motors đã “đầy tay”, sau khi mua Jaguar và Land Rover từ Ford. Chỉ còn Mahindra & Mahindra hứng thú với những tài sản đã mất giá của ngành công nghiệp ô tô phương Tây. Nhưng như bất cứ doanh nghiệp nào, họ cũng chỉ có thể chọn lấy một vài thương hiệu, chứ không thể mua tất.

 

Trên thị trường mua bán thương hiệu ô tô, rõ ràng cung đang vượt cầu. Dưới đây là tóm lược về các thương hiệu nổi tiếng đang được rao bán:

 

Hummer

 

Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 2
 
Chủ tịch GM, ông Fritz Henderson, cho biết bán thương hiệu Hummer là việc làm khẩn cấp của GM. Ban đầu xuất hiện thông tin về một hai doanh nghiệp ô tô Trung Quốc muốn mua lại Hummer, nhưng không lời xác nhận chính thức từ Trung Quốc. Tại Ấn Độ, khách hàng tiềm năng nhất là Mahindra đã phủ nhận việc quan tâm tới Hummer.

 

Jeep

 

Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 3
 
Tập đoàn mẹ, Chrysler, khẳng định rằng các điều kiện đi kèm theo khoản cho vay khẩn cấp của chính phủ Mỹ, cùng với việc có thêm Fiat làm cổ đông, đã khiến họ không thể bán một thương hiệu độc lập như Jeep.

 

Tuy nhiên, trên thực tế cũng chưa có công ty nào hỏi mua Jeep, và ngoài tin đồn về khách hàng tiềm năng Mahindra. Nhưng nhà sản xuất ô tô Ấn Độ này không lên tiếng xác nhận bất cứ thông tin nào.

 

Saab

 

Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 4
 
GM đã bắt đầu thương lượng bán thương hiệu ô tô Thuỵ Điển này từ khi có một nhà đầu tư dạm hỏi cách đây 2-3 tháng, theo tiết lộ của Giám đốc GM châu Âu, ông Carl-Peter Forster hồi tháng trước.

 

Tên nhà đầu tư nói trên được GM giấu kín. Vậy là một lần nữa, những cái tên Ấn Độ lại được đồn đoán. Bên cạnh đó là thông tin chính phủ Thuỵ Điển muốn lấy lại Saab.

 

Thương hiệu này đã thua lỗ triền miên kể từ khi GM mua lại vào năm 2000.

 

Saturn

 
Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 5
 

Tình hình của Saturn càng trở nên trầm trọng vào tháng 1/2009, khi tại một hội nghị quốc gia ở New Orleans, các đại lý không nhận được câu trả lời về tương lai của thương hiệu này. Tuyên bố chính thức duy nhất của tập đoàn mẹ, GM, là họ sẽ cân nhắc các giải pháp cho Saturn.

 

Tương tự Saad, thương hiệu Saturn không mang lại cho GM chút lợi nhuận nào kể từ khi được khai sinh vào năm 1990.

 

Cho đến nay, chưa có tên cá nhân hay doanh nghiệp nào xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vi tư cách khách hàng tiềm năng mua lại Saturn.

 

Viper

 

Dù nhỏ, với chỉ khoảng 1.000 chiếc xe thể thao động cơ V10 tiêu thụ mỗi năm, nhưng Viper được kỳ vọng có nhiều doanh nghiệp hỏi mua nhất, trong số các thương hiệu ô tô đang được rao bán hiện nay. Viper là dòng xe thể thao của Dodge, thuộc Chrysler.

 

Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 6
 
Gần đây, Chrysler cho biết đã có 3 khách hàng quan tâm tới Viper, và họ đang thảo luận cụ thể việc mua bán.

 

Vì quy mô nhỏ nên Viper sẽ không mang về nhiều tiền cho Chrysler, nhưng chắc chắn sự ra đi của thương hiệu này sẽ giúp ban lãnh đạo tập đoàn được nhẹ gánh để tập trung cải tổ Chrysler.

 

Volvo

 

Sau hơn hai năm “nhấc lên đặt xuống”, cuối cùng ông Alan Mulally, CEO của tập đoàn Ford, cũng đã đi đến quyết định bán Volvo.

 

Nhiều thương hiệu ô tô bị “ruồng bỏ” - 7
 
Nhiều nguồn tin cho biết Ford đã gặp gỡ đại diện một số ngân hàng đầu tư hàng đầu ở London để bàn về việc bán Volvo, với giá 3-4 tỷ USD. Ford đã chi 6,45 tỷ USD khi mua Volvo vào năm 1989.

 

Trong số các thương hiệu đang bị rao bán, có lẽ Volvo giá trị nhất. Đây là một thương hiệu mạnh, sở hữu những công nghệ an toàn hiện đại bậc nhất thế giới. Thêm vào đó, trong thời gian qua, Volvo cũng có doanh số khá, hầu như không thua lỗ.

 

Tập đoàn BMW từng cân nhắc mua Volvo vào năm 1997, nhưng sau đó rút lui. Nguyên nhân có thể là do BMW vẫn như “chim sợ cành cong”, sau lần thiệt hại nặng nề khi mua thương hiệu Rover của Anh vào thập niên 90.

 

Nhật Minh

Theo Fortune