Nhà giàu Trung Quốc chán ô tô, chuộng xe đạp sang và độc

(Dân trí) - Không ít người giàu ở Trung Quốc đang sẵn sàng chi cả chục ngàn USD để mua một chiếc xe đạp để thể hiện đẳng cấp. Với một số khác, đó là niềm đam mê...

Yu Yiqun, 40 tuổi, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Geogrum, chuyển sang xe đạp không phải vì không thể mua ô tô. Anh hiện sở hữu 21 chiếc xe đạp các loại, trong đó có những mác xe sang như Moulton, Cervélo và Colnago. “Bạn cần các loại xe đạp khác nhau để sử dụng trong những môi trường, điều kiện khác nhau,” anh giải thích.


Anh Yu Yiqun và một trong số 21 chiếc xe đạp của mình
Anh Yu Yiqun và một trong số 21 chiếc xe đạp của mình

 

Anh Yu đã từng chi tới 110.000 nhân dân tệ (hơn 17.000 USD) mua một chiếc xe đạp và thấy tính linh hoạt của nó là một ưu điểm so với ô tô. “Người dân Bắc Kinh nên có cách nghĩ mới,” anh nói.

 

Đừng nghĩ rằng thà khóc trên ô tô BMW còn hơn là cười vui vẻ trên xe đạp. Bị tầng lớp trung lưu Trung Quốc bỏ rơi trong cuộc chạy đua lên đời xe hơi, phương tiện giao thông hai bánh này đã hồi sinh khi giới thượng lưu chán ô tô và tìm đến xe đạp hạng sang.

 

BMW cũng hối hả nhập cuộc, bổ sung các mẫu xe đạp giá từ 17.000 - 55.000 nhân dân tệ (2.700 - 8.700 USD) vào danh mục sản phẩm tại các cửa hàng phụ kiện và thời trang của hãng ở Bắc Kinh. Logo BMW bé tí xíu nằm trên khung xe (thường là màu đen), và theo lời người phát ngôn Hedy Luo của hãng, bán chạy nhất ở Trung Quốc hiện nay là mẫu BMW Cruise giá 13.000 nhân dân tệ (2.000 USD), khung nhôm, 24 tốc độ. BMW không tiết lộ doanh số xe đạp của hãng tại Trung Quốc.

 

Với một số người Trung Quốc, xe đạp hạng sang còn đẳng cấp hơn xe hơi, túi xách hàng hiệu hay căn hộ cao cấp, biệt thự. Ông Milton Pedraza, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Luxury Institute ở New York (Mỹ) gọi đây là “cơn khát vô tận”. “Xe đạp là một ví dụ hoàn hảo. Chúng từng là loại phương tiện tối thiểu phục vụ nhu cầu đi lại, với đích cuối là ô tô, và giờ đây, bạn lại muốn có một chiếc xe đạp nhưng là hiệu Ferrari,” ông nói.

 

Ở thành phố Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hiện có hàng chục cửa hàng bán xe đạp phục vụ nhu cầu của người giàu. Anh Selman Pataudi, một giáo viên thể dục và cũng là người mê xe đạp, cho biết, việc các cửa hàng mới mọc lên như nấm trong khắp thành phố cho thấy các doanh nghiệp đang muốn “hốt bạc” trên thị trường béo bở này.

 

Đối tượng khách hàng của họ là những người đã có xe hơi hạng sang và không tiếc tiền mua một chiếc xe đạp thực sự đắt tiền - cô Wu Bato, người tổ chức các tour du lịch bằng đạp xe cho công ty Cycle China, cho biết. Một người bạn của cô gần đây đã vay tiền để mua một chiếc xe đạp giá 20.000 USD.

 

Tính thẩm mỹ của xe đạp cũng ngày càng được chú ý. Những người trẻ có xu hướng thích xe đạp fixed-gear màu sắc tươi sáng, cũng giống như giới trẻ ở Brooklyn và London.
 
Nhà thiết kế Armele Barbier của công ty
 
Nhà thiết kế Armele Barbier của công ty
 
Nhà thiết kế Armele Barbier của công ty
Nhà thiết kế Armele Barbier của công ty Shanghai Tang bên một trong những sản phẩm xe đạp của công ty
 
Mẫu xe hạn chế số lượng này của Shanghai Tang
Mẫu xe hạn chế số lượng này của Shanghai Tang có giá bán 8.000 nhân dân tệ, tương đương 1.300 USD

 

Không phải ai cũng coi xe đạp sang và độc như một thứ phụ kiện, mà còn là niềm đam mê. Một câu lạc bộ dành cho những người hâm mộ xe đạp fixed-gear hiện đã có khoảng 1.000 thành viên và họ tổ chức các chuyến đạp xe và gặp gỡ giao lưu thường xuyên vào buổi tối và dịp cuối tuần ở Bắc Kinh.

 

Nằm trong một ngõ nhỏ ở gần Đền Lama Temple có một quán cà phê kiêm cửa hàng xe đạp mang tên Serk khá ấn tượng. Anh Shannon Bufton, đồng sở hữu quán Serk, luôn sẵn sàng có mặt để trả lời các câu hỏi của khách, thường là về xuất xứ xe.
 
Anh Shannon Bufton, đồng sở hữu quán cà phê-xe đạp Serk

 

Anh Shannon Bufton, đồng sở hữu quán cà phê-xe đạp Serk
Anh Shannon Bufton, đồng sở hữu quán cà phê-xe đạp Serk
 
Bên trong quán cà phê Serk

Bên trong quán cà phê Serk

 

Xe đạp BMW được bày bán ngày một nhiều ở Bắc Kinh
Xe đạp BMW được bày bán ngày một nhiều ở Bắc Kinh

 

Nhật Minh

Theo WSJ