Những bạn trẻ Mỹ đi để lắng nghe

(Dân trí) - “Dù bất đồng ngôn ngữ nhưng chúng tôi vẫn muốn đến đất nước của các bạn, để được đi và lắng nghe những người khuyết tật chia sẻ về cuộc sống của họ”, Natalia Duong đến từ ĐH Stanford (Mỹ) chia sẻ...

Natalia Duong, đại diện Đoàn thanh niên tình nguyện SEALNet, Đại học Stanford (Mỹ) chia sẻ như thế về mục tiêu của đoàn khi đến thăm và giao lưu với nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ My Future tại Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD) vào cuối tuần qua.

Các
bạn trẻ Mỹ muốn hiểu hơn về cuộc sống của người khuyết tật (NKT) Việt
Các bạn trẻ Mỹ muốn dùng những bài hát, những điệu múa tập thể để giao lưu và lắng nghe tâm sự của các bạn trẻ khuyết tật tại Việt Nam

SEALNet (Mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) được thành lập từ năm 2004 với các thành viên là sinh viên Mỹ và sinh viên các nước đang du học tại Mỹ. Mạng lưới này được thành lập với mục tiêu xây dựng kỹ năng lãnh đạo cho sinh viên bằng cách tiếp cận và tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội tại các nước Đông Nam Á.

Hành trình đầu tiên sau khi thành lập của SEALNet là tại Việt Nam. Đó là vào năm 2005, 100 sinh viên đã đến Việt Nam để tham gia và tìm hiểu phong trào mùa hè xanh, một phong trào thanh niên tình nguyện lớn nhất Việt Nam.
 
Liên tiếp các năm sau (2006 - 2010), SEALNet đều có chương trình đến Việt Nam, riêng năm 2011 đoàn không đến Việt Nam. Năm nay, Việt Nam là quốc gia thứ tư trong chuyến hành trình Đông Nam Á của đoàn.
 
Các
bạn trẻ Mỹ muốn hiểu hơn về cuộc sống của người khuyết tật (NKT) Việt
Theo các bạn, ngôn ngữ hình thể là cách tốt nhất để những nền văn hóa bất đồng ngôn ngữ đến gần nhau hơn
 
Vấn đề xã hội mà SEALNet muốn tiếp cận tại Việt Nam năm nay là văn hóa trong cộng đồng người khuyết tật. Họ sử dụng âm nhạc và ngôn ngữ hình thể (múa) để tiếp cận cộng đồng người khuyết tật Việt Nam, để giúp giới trẻ Mỹ hiểu hơn về cách hỗ trợ, cũng như là cộng đồng người khuyết tật Việt Nam.
 
Với mục tiêu đó, gần 20 bạn trẻ SEALNet đã đến tham quan hoạt động của DRD, một tổ chức chuyên nghiên cứu các vấn đề xã hội liên quan đến NKT tại Việt Nam. Tại đây, nhóm bạn trẻ SEALNet đã có buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật cùng các bạn trẻ thiểu năng trí tuệ.

Mở
đầu là màn tự giới thiệu của mỗi người bằng những dấu hiệu riêng biệt
Mở đầu là màn tự giới thiệu của mỗi người bằng những dấu hiệu riêng biệt

Dù các em đều là trẻ thiểu năng trí tuệ nhưng đã làm các bạn sinh viên Mỹ bất ngờ khi các em có thể khiêu vũ, hát những bài hát sâu sắc và chơi các trò chơi tập thể phức tạp…
 
Các bạn sinh viên Mỹ còn bất ngờ “ồ” lên khi Thuận, 1 bạn gái thiểu năng tự tin cầm mícrô “hello everybody” và xin phép hát 1 bài hát phục vụ mọi người bằng tiếng Anh rõ ràng.
 
Chị Mãnh Kỳ, nhân viên DRD phụ trách chương trình cho biết: “My Future là 1 dự án đào tạo kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc cho trẻ thiểu năng trí tuệ. Do bị thiểu năng, nhiều em còn không biết tự phục vụ sinh hoạt cá nhân của minh. Giáo viên My Future sẽ dạy các em biết nấu cơm, tiếp khách, múa hát, học võ và làm những công việc đơn giản để kiếm tiền như làm nhang, xếp túi giấy…”.
 
Màn
diễn khi hát bài “Tất cả vì em” của Hùng khiến mọi người cười rộn rã
Màn diễn khi hát bài “Tất cả vì em” của Hùng khiến mọi người cười rộn rã
 
Natalia Duong chia sẻ: “Chúng tôi rất bất ngờ là các bạn có thể làm nhiều việc như vậy. Dù bất đồng ngôn ngữ, nhiều điều các bạn ấy nói chúng tôi không hiểu được nhưng bằng những hoạt động múa hát, bằng những cử chỉ hình thể chúng tôi có thể hiểu nhau hơn và dễ hòa đồng với nhau. Mục tiêu của chúng tôi đến đây là để lắng nghe, và chúng tôi đã “nghe” được rất nhiều điều qua những cuộc tiếp xúc như thế này”.

Màn
diễn khi hát bài “Tất cả vì em” của Hùng khiến mọi người cười rộn rã
Các bạn trẻ Mỹ bất ngờ trước những điều mà các em thiểu năng trí tuệ có thể làm được, điều đó chứng tỏ các em được chăm sóc, giáo dục rất tốt

Tùng Nguyên