Nhật ký 7 ngày thực tập của cô luật sư tương lai

(Dân trí) - Là sinh viên năm cuối của trường Luật, tôi muốn được thực tập trong một văn phòng Luật sư để học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên mọi thứ không đơn giản như tôi nghĩ...

May mắn tôi đã được một văn phòng ở gần trường nhận vào thực tập. Cảm giác lo lắng trong sự hào hứng, hồi hộp nhưng tôi mong từng giây từng phút đến ngày đến làm việc.

Ngày đầu tiên vào văn phòng với sự bỡ ngỡ và lo lắng, tôi được giao nhiệm vụ đọc một tập hồ sơ cũ dày cộp. Thế là cũng biết mình được làm gì nên tôi hì hụi cả trưa để đọc và cố gắng hiểu. Buổi chiều may mắn hơn khi tôi được đọc thêm mấy vụ án mới mà văn phòng đang giải quyết.

Ngày thứ hai, vẫn tiếp tục công việc cũ và được lắng nghe các anh chị tranh luận. Tôi không biết gì nhiều nên không dám nói xen vào cho dù nhiều lúc cũng muốn đóng góp ý kiến.
 
Các tình tiết của vụ án lắt léo đến mức khó tưởng tượng mà khi học ở trên trường tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Thế mới hiểu đi làm là phải đối mặt với một đống những phức tạp rắc rối mà nhiệm vụ của tôi là phải giải quyết ổn thỏa nhất.
 
Ngày thứ ba, tôi được đi cùng sếp xuống huyện để giải quyết vụ án. Tôi mừng thầm vì đây là cơ hội được học tập nhiều hơn kinh nghiệm khi ra làm việc.
 
 
Nguồn ảnh Internet
Nguồn ảnh Internet

Ngày thứ tư, đến văn phòng lại đọc những tập tài liệu cũ rích. Đến buổi chiều lần đầu tiên tôi được giao việc là viết một cái đơn xin xác nhận tạm vắng tạm trú mặc dù trước đó tôi đã chuẩn bị tinh thần viết đơn khởi kiện, đơn khiếu nại.
 
Bất ngờ tôi thầm nghĩ sao lại bắt mình làm công việc quá đơn giản đến thế nhưng kết quả chính tôi lại không làm được. Chị hướng dẫn tôi mặt nghiêm nghị khi phải sửa gần hết cái đơn tôi viết. Tuy nhiên chị không mắng hay tỏ thái độ gay gắt chỉ nhẹ nhàng phân tích và nói cho tôi hiểu những điều tôi thiếu sót.
 
Sau ngày hôm đó tôi hiểu rằng muốn làm được việc lớn cần bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất.
 
Ngày cuối tuần, mới sáng sớm đến văn phòng tôi đã le te trêu mấy anh chị ở văn phòng mà không để ý thấy trong phòng sếp có khách. Khi được sếp bảo ban “làm việc phải nghiêm túc” tôi ngại đến đỏ cả mặt chỉ muốn có cái lỗ nào là sẵn sàng chui xuống đó.
 
Tuy nhiên đến buổi chiều tôi được giao tìm tài liệu và viết đơn cùng 1 anh đã đi làm lâu năm. Trong mỗi bước tôi làm anh đều chỉ bảo cẩn thận, chu đáo nên tôi cũng vỡ ra được nhiều điều.  
 
Sau 1 tuần đi làm về kiến thức tôi không dám nói là mình thu nhận được nhiều nhưng cách thức làm việc và quan trọng là cái nhìn mới về công việc mình làm trong tương lai đã thay đổi rất khác.
 
Người làm Luật phải có kiến thức sâu rộng, lập luận sắc bén, nhanh nhạy và có tư duy liên kết các sự việc với nhau. Tôi thầm cám ơn các anh chị trong văn phòng Luật đã dạy cho tôi nhiều điều đã vững vàng hơn khi ra trường đi làm.

 

Với việc ra mắt mục Phóng sự trẻ, đúng như tên gọi, chuyên mục mong muốn có được một sân chơi cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên có đam mê với công việc của người làm báo. Chúng tôi muốn gọi họ như những “người làm báo trẻ” kế cận để hòa với nhịp chuyển động của thông tin.

 

Phóng sự trẻ muốn đón nhận những tác phẩm qua lăng kính của các bạn trẻ về các mảng nội dung liên quan đến chân dung con người, sự việc, hiện tượng, tập quán… mà bạn có dịp khám phá, tìm hiểu.

 

Phóng sự trẻ - tiếng nói của giới trẻ, sân chơi của giới trẻ. Và vì thế, để chia sẻ “sắc trẻ” đó tới hàng triệu độc giả, hãy bắt đầu từ hôm nay để thử sức viết của mình trên chuyên mục.

 

Cùng với việc ra mắt thêm nhiều nội dung mới trên trang Văn hóa, Giải trí, Phóng sự trẻ ra mắt không nằm ngoài mục đích đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thông tin và văn hóa đọc tới độc giả khắp mọi nơi, trong đó có giới trẻ.

 

Tham gia Phóng sự trẻ, những bài được chọn đăng của các bạn sẽ được trả nhuận bút hấp dẫn theo quy định của Tòa soạn.

 

Tin, bài, hình ảnh, video xin gửi về hòm thư: nhipsongtre@dantri.com.vn và xin đề mục cần gửi tới Phóng sự trẻ.

 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Thanh Bình (honk340233@gmail.com)