Khâm phục chàng trai bị bại liệt sáng tác trăm bài thơ

(Dân trí) - Bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, còn duy nhất một ngón tay cái của Nguyên có thể cử động. Không chấp nhận số phận, Nguyên đã tự mình mày mò, học hỏi, bằng một ngón tay cái Nguyên đã làm ra hàng trăm bài thơ chuẩn bị xuất bản.

Đó là câu chuyện đầy nghị lực sống, niềm đam mê học hỏi, sáng tác của chàng trai da cam Vũ Đức Nguyên (sinh năm 1990), trú tại phố Vạn Lợi, phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 
Mặc dù toàn thân b bại liệt, chỉ duy nhất một ngón tay có thể cử động được, nhưng Nguyên đã mày mò, tự học hỏi để sáng tác ra hàng trăm bài thơ đang chuẩn bị xuất bản.

 Dù mang trong minh căn bệnh quái ác nhưng Nguyên vẫn luôn lạc quan trong cuộc sống.
 Dù mang trong minh căn bệnh quái ác nhưng Nguyên vẫn luôn lạc quan trong cuộc sống.

Lúc mới sinh ra, Nguyên cũng bụ bẫm, kháu khỉnh bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đến khi được 8 tháng tuổi thì cơ thể em bắt đầu có hiện tượng teo cơ, người không cử động được. Gia đình đưa em đi bệnh viện khám mới biết là con mình bị nhiễm chất độc màu da cam.

Mặc dù gia đình không có ai đi bộ đội nhưng Nguyên vẫn bị di chứng của chất độc da cam, cả gia đình em đều cho rằng vào năm 1988 cả nhà vào Đồng Nai để sinh sống. Vào Đồng Nai được hai năm thì mẹ em là chị Vũ Thị Huề, sinh ra Nguyên. Do sinh sống trong khu vực nhiễm chất độc da cam nên đã di chứng sang Nguyên.

Thương con, không đành lòng nhìn con suốt ngày nằm liệt giường, cái gì có giá trị trong gia đình bố mẹ Nguyên đều mang đi bán hết để đưa con đi chữa trị. Đến khi trong gia đình không còn gì, cả nhà lại phải dìu dắt nhau lên Bình Phước lập nghiệp. Mẹ Nguyên vốn là giáo viên, nhưng thấy con một mình nằm liệt nên cũng bỏ việc ở nhà chăm sóc con.

Thấy các bạn đến nhà học ch, Nguyên cũng đòi mẹ dạy cho học. Chị Huề dạy cho con 29 chữ cái, con trai tiếp thu rất nhanh. Thế nhưng do bận rộn kiếm tiền lo cái ăn cái mặc, tiền thuốc thang chữa trị cho con, nên chị Huề cũng ít thời gian kèm cặp cho con.

Cứ 15 phút chị Huề lại phải lật người cho Nguyên.
Cứ 15 phút chị Huề lại phải lật người cho Nguyên.

Nguyên tâm sự: “Mẹ em chỉ dạy em 29 chữ cái, còn việc ghép vần đều do em tự mày mò, tự nhìn từ sách vở, rồi dần dần em cũng ghép được các chữ cái lại với nhau. Lúc ấy mẹ em thường mang mấy cuốn truyện tranh về cho chị gái đọc, em cũng đòi chị đọc nên dần dần cũng đọc thông thạo. Khi em biết đọc lúc đó em mới được 6 tuổi. Cả nhà ai cũng ngạc nhiên vì không ai dạy mà em vẫn đọc được”.

Chị Huề chia sẻ: “Lúc biết con mình biết đọc tôi cũng ngạc nhiên lắm rồi, tôi còn ngạc nhiên hơn khi cháu làm thơ tặng cả gia đình vào những buổi tối, một buổi tối cháu có thể làm được 4 - 5 bài thơ lục bát, thơ đường luật thì phải mất một buổi tối cháu mới làm xong”.

Vì không được đi chơi cùng đám bạn, suốt ngày chỉ nằm một chỗ, nên thời gian chủ yếu của em là đọc sách. Nhất là thơ của Hàn Mặc Tử có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với Nguyên. Từ đó cái “máu thơ ca” như ngấm vào người và em bắt đầu làm thơ tặng gia đình, rồi tập thơ mỗi ngày nhiều hơn.

“Ngày trước thì em hay đọc ra rồi mẹ chép ch thaySau đó, bố mẹ dành dụm tiền nên đã mua cho em một bộ máy tính, mới đầu không ai chỉ dạy nên em cũng chưa biết sử dụng như thế nào, dần rồi em cũng tự mày mò ra.
 
Chỉ một ngón tay cái của em cử động được, nên em dùng bàn phím nổi trên màn hình để đánh văn bản. Hiện em đã làm được khoảng trên 300 bài thơ và đang chọn lọc ra để cho xuất bản một tập thơ với khoảng 100 bài mang nhan đề “Bài thơ anh viết cho em”, Nguyên cho biết.

 Nguyên dùng một ngón tay cái sử dụng máy tính, làm thơ, đọc sách báo.
 Nguyên dùng một ngón tay cái sử dụng máy tính, làm thơ, đọc sách báo.

Nguyên bày tỏ nguyện vọng của mình: “Sau khi các bác nhà thơ ngoài Hà Nội biên tập xong tập thơ của em, cũng nhờ một số nhà hảo tâm biết đến hoàn cảnh của em nên cũng đã ủng hộ em bằng cách tài trợ cho em xuất bản tập thơ đầu tay. Tập thơ lần này xuất bản sẽ in hơn 1.000 cuốn. Bây giờ em vui lắm. Em chỉ mong rèn luyện thật tốt để được vào Hội nhà thơ Hà Nội, được học tập các bác, các chú trong Hội".

Mặc dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng tâm hồn, tinh thần của chàng trai da cam lại đầy nghị lực sống, mang nhiều hoài bão lớn lao. Trong suy nghĩ của Nguyên không bao giờ xuất hiện cách suy nghĩ tiêu cực. Với Nguyên, được sống, được sáng tác, được yêu thương đùm bọc của gia đình đó là niềm hạnh phúc lớn lao vô bờ bến.

Đức Văn