Chàng trai của ý tưởng thẻ “giảm tải” cho SV

(Dân trí) - Tại sao SV lại phải xếp hàng “dài cổ” chờ mượn sách, đăng ký môn học? Từ những rắc rối bản thân gặp phải từ thẻ SV “thủ công”, Dương Bính Cường, SV năm cuối khoa Công nghệ - Thông tin, ĐH Mỏ TPHCM nảy ra ý tưởng lvề thẻ thông minh cho SV.

Từ những rắc rối…

Là người trực tiếp sử dụng thẻ sinh viên thường xuyên, bản thân Cường cảm nhận rõ những rắc rối, phiền toái không chỉ với người dùng mà còn cả với người quản lý. Cường cũng đã nhiều lần “dính đòn” vì những hạn chế của thẻ SV đang sử dụng.

Chàng trai của ý tưởng thẻ “giảm tải” cho SV - 1

SV Dương Bính Cường.

Lần đầu, một bạn học sử dụng thẻ SV của Cường để đi mượn sách ở thư viện nhưng… quên trả. Đến khi Bính lên thư viện thì mới hay mình đã bị “ghi danh” quá hạn mượn sách và cậu đã phải thanh toán một khoản tiền kha khá cho vi phạm này.

Cũng như bao bạn sinh viên khác, Cường phải chen chúc xếp hàng để chờ đăng ký môn học, xin giấy chứng nhận… Nhất là những lúc cao điểm như mùa thi, mùa nhập học thì khỏi phải nói. Các thầy cô quản lý đến các bạn sinh viên đều… vã mồ hôi.

Thẻ SV cần phải cải tiến, ám ảnh đó đeo bám lấy Cường… Cho đến năm thứ 3, nhận đồ án môn học đưa ra mô hình về thẻ thông minh, Cường nảy sinh ngay ý tưởng: Thẻ thông minh có thể dùng giao dịch ngân hàng, để đi xe buýt, vậy tại sao không thể áp dụng cho thẻ SV? Thế là cậu bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu.

Đến chiếc thẻ “đa chức năng”

Việc đầu tiên, Cường mày mò tìm hiểu về con chíp của thẻ thông minh. Và Cường lựa chọn công nghệ phần mền Java Card 3 để ứng dụng bởi công nghệ này có mã nguồn mở (nghĩa là sẽ được miễn phí khi sử dụng phần mềm này). Hơn nữa, phiên bản này cho phép lập trình ra những ứng dụng web và có thể sử dụng trên một trình duyệt web.

Chàng trai của ý tưởng thẻ “giảm tải” cho SV - 2

Ứng dụng web vận hành trên thẻ SV thông minh.

Thẻ thông minh cho SV, theo Cường sẽ tập trung ở các tính năng như quét thông tin, nhận dạng sinh viên. Tất cả các giao dịch của SV như mượn, trả sách, thanh thoán học phí… sẽ được lưu trong thẻ. Chỉ cần một động tác quét là giải quyết

Trong khi chờ kết quả giải thưởng SV nghiên cứu khoa học Euréka (trao giải vào ngày 5/12), Dương Bính Cường đã phát triển đề tài nghiên cứu thành khóa luận tốt nghiệp. Với tính sáng tạo và khả thi, khóa luận của Cường đã xuất sắc giành điểm 10. “Em muốn mình sớm có điều kiện để làm ra thực tế chiếc thẻ này còn hiện tại chỉ mới là ứng dụng minh họa. Trên cơ sở đó em cũng mong sau này sẽ góp phần đưa công nghệ thông tin áp dụng vào các lĩnh vực trong đời sống”, Cường chia sẻ.

xong mọi thứ, SV sẽ không phải chờ đợi, còn nhà trường sẽ tiết kiệm được nhân sự ghi chép, lưu trữ cho những công việc khác.

Ngoài ra, Cường còn chú trọng đến phát triển tính năng của thẻ bằng cách liên kết để SV có thể sử dụng thẻ này cho các giao dịch ở ngân hàng hay đi xe buýt. Bởi thẻ đã xác nhận bạn này là sinh viên của trường A, trường B nên không cần giấy chứng nhận rườm rà.

“Nếu thẻ cũ, chỉ cần thay ảnh vào thẻ là SV đã có thể thuê người  đi thi hộ, học hộ. Thẻ thông minh sẽ góp phần triệt tiêu tệ nạn này”, Cường nhấn mạnh.

Đây là một lĩnh vực mới nên khó khăn lớn nhất của Cường là tài liệu tham khảo. Tất cả mọi thông tin,  kiến thức Cường tìm trên internet nhưng lại vô cùng ít mà lại rải rác nên yêu cầu Cường phải suy luận, tổng hợp.

Vấn đề làm Cường căng nhất là nâng cao độ bảo mật vào trình duyệt ứng dụng thẻ, bởi thẻ càng tiện lợi thì nguy cơ về bảo mật càng lớn. Yêu cầu đặt ra với Cường: thẻ nhiều tiện ích, dễ sử dụng nhưng phải an toàn.

Điều này làm Cường “dẫm chân tại chỗ” một thời gian dù lúc đó, giảng viên hướng dẫn đánh giá đề tài nghiên cứu về thẻ thông minh của Cường đến đó đã tạm ổn. Nhưng Cường bứt rứt không thôi. Sau vài ngày giải trí, gác hết mọi thứ để thư giãn bản thân rồi lại lao vào những đêm thức trắng tìm tòi, mày mò, cuối cùng Cường tìm ra được cơ chế bảo mật: dữ liệu bảo mật cần phải được áp dụng bộ xử lý (nôm na các dữ liệu đó khi truyền đi cần được xử lý thành những chữ cái, con số, ký tự rối rắm).

Đề tài: “Thẻ SV thông minh và công nghệ Java” của Cường hoàn thành và vượt qua 500 đề tài khác để lọt vào vòng chung kết giải thưởng SV nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 12 năm 2010 (Do Thành đoàn và ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức). Đề tài này cũng là 1 trong 10 đề tài được đánh giá có tính thời sự và khả năng chuyển giao cao.

Hoài Nam