“10 năm nay, tỉ lệ thất nghiệp đều gần như vậy!”

(Dân trí) - “Tỉ lệ thất nghiệp 1,84% ở Quý 2/2014 được nêu Bản tin thị trường lao động không có gì đột ngột. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ thất nghiệp 10 năm qua được Viện Khoa học Lao động và xã hội công bố đều dao động dưới 2%. Năm 2002 là khoảng 2 %, tới năm 2012 là 1,8%, giảm 0,5 % so với năm 2011”.

Thống kê giai đoạn 2002-2012 về tỉ lệ thất nghiệp của Viện Khoa học Lao động và xã hội
Thống kê giai đoạn 2002-2012 về tỉ lệ thất nghiệp của ɖiện Khoa học Lao động và xã hội

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), thành viên Ban biên tập Bản tin Thị trường lao động - trao đổi với Phóng viên Dân trí xung quanh thông tin về con số tỉ lệ thất nghiệp 1,84% - đang gây xôn xao dư luận về tính sát thực.

Cách tính có phù hợp?

Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, trước kia việc tính tỉ lệ người thất nghiệp ở Việt Nam chủ yếu trong độ tuổi lao động (nam từ 15- 60, nữ từ 15-55 tuổi).

Nhưng xu thế của thế giới hiện nay, người lao động có thể làm việc lâu dài hơn độ tuổi đó. Bởi vậy, cách tính bây giờ phải tính cả trên độ tuổi lao động. (Gọi tắt là 15 +).

“Nay chúng ta muốn hòa nhập với xu thế của thế giới, chúng ta phải chấp nhận “luật chơi” chung. Chính vì vậy, mà có tỉ lệ thất nghiệp 1,84 %. Đây là kết quả của cách tính theo chuẩn của Tổ chức lao động thế giới (ILO)” - bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Theo tài liệu do Viện Khoa học Lao động và xã hội cung cấp, tỉ lệ thất nghiệp năm 2002 khoảng 2 %; năm 2012 là 1,8%, giảm 0,5 % so với năm 2011.

“Độ tuổi 55 (nữ) và 60 (nam) là mốc để tính thời điểm nghỉ hưu! Còn bây giờ, khái niệm người thất nghiệp gồm 3 yếu tố: Trong nhóm tuổi 15 + (tức là nới rộng ra trên mức 55 và 60 tuổi), muốn tìm việc và đi tìm việc nhưng chưa có việc làm. Con số 1,84 % phản ánh số người này có nhu cầu nhưng chưa có việc làm” - Bà Hương cho biết.

Bà
Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động vàȠxã hội

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động vàȠxã hội

<?> Nhiều người vẫn ngạc nhiên về tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 1,84 % nhưng ở Mỹ chỉ khoảng 6-7%. Trong khi nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh hơn Việt Nam nhiều lần, thưa bà?

- Điều này cũng dễ hiểu, bởi 2 thị trường lao động này đều được tính theo những công thức chung như đã nói ở trên.

Không chỉ ở Mỹ, cùng với 1 cách tính như vậy, Thái Lan có tỉ lệ thất nghiệp ở mức 0,8 %! Trong khi đó nền kinh tế Thái Lan có tỉ lệ tư nhân hóa nhiều và việc làm cá thể rất thấp.

Nếu ai đó muốn “dâng” tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam lên mức 10 % thì sẽ không thành hiện thực.

Đơn giản do đặc thù nền kinh tế của Việt Nam, ngʰời lao động không bao giờ chịu ngồi chờ “chết đói”. Đặc thù thị trường cho phép họ có thể sẵn sàng làm các công việc khác với chuyên môn, dù có thể với có đồng lương “chết đói”.

Vấn đề là phải xem chất lượng của việc làm đó ra sao. Muốn vậy cần thông qua các chỉ tiêu: Việc làm đàng hoàng, việc làm bền vững, thời gian làm việc trong tuần, đặc trưng nghề, cơ cấu nghề, thu nhập, điều kiện làm việc…

Qua đây, tôi có thể khẳng định, tỉ lệ thất nghiệp chưa phải là chỉ báo tốt cho nền kinh tế phát triển còn thấp như Việt Nam.

Như vậy, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nguyên nhân khiến tỉ lệ thất nghiệp thấp, thưa bà?

- Việt Nam có tỉ lệ lao động nông nghiệp tới 44%, tỉ lệ nông thôn 70%, chưa kể có thêm yếu tố kinh tế đường phố. Nền kinh tế này “không cho phép” ai thất nghiệp hết.

Bất cứ ai có nhu cầu tìm việc gì đều có thể tìm được việc làm. Vấn đề là việc làm đó như thế nào. Bởi vậy, nói không có thất nghiệp cũng không sao.

Căn cứ theo các đặc trưng về chất lượng việc làm (cơ cấu theo ngành, đặc trưng nghề, thời gian làm việc, thu nhập, điều kiện làm việc, tính khu vực, đặc trưng của việc làm…) cho thấy, thấy chất lượng việc làm ở Việt Nam còn thấp.

Một số đánh giá có tính miệt thị về vấn đề việc làm như cho rằng, sinh viên tốt nghiệp đại học ra phải làm công ɶiệc lái xe ôm. Nhiều người cứ nghĩ việc làm là cái phải thật hoành tráng!

Thực tế ra, trong nền kinh tế đang có nhiều biến đổi nhanh, công việc làm nào cũng cần trân trọng cả.

Hoàng Mạnh (thực hiện)

“Nếu không có việc làm, họ có thể cɨấp nhận làm các công việc khác chứ không chịu ngồi chờ hưởng trợ cấp như nước ngoài. Ví dụ: Một người đang làm việc bình thường nếu đột nhiên không có việc làm. Họ có thể chấp nhận làm công việc phổ thông ở chợ lao động để có tiền nuôi gia đình, dù đó là công việc có thu nhập thấp” - Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.