Vi khuẩn có thể làm giảm GDP toàn cầu

(Dân trí) - Theo Ngân hàng Thế giới, sự nguy hiểm của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể gây ra một hiệu ứng tương đương với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố bởi Ngân hàng Thế giới, sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc có thể làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sụt giảm 1,1% đến 3,8% vào năm 2050.

Vi khuẩn có thể làm giảm GDP toàn cầu - 1

Báo cáo cũng đã kết luận rằng chi tiêu y tế toàn cầu có thể tăng từ 300 tỷ USD (~269 tỷ € ) đến hơn một nghìn tỷ mỗi năm vào năm 2050. Ở Pháp, mỗi năm gần 160.000 bệnh nhân phát triển bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc, làm 12.500 người chết. Trên thế giới, có 700.000 người chết mỗi năm.

Theo nghiên cứu này, sự phát triển của các siêu khuẩn siêu kháng thuốc có thể gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050.

Jim Yong Kim, Chủ tịch của Nhóm chuyên trách thuộc Ngân hàng Thế giới, cho biết: "Quy mô và tính chất của mối đe dọa kinh tế này có thể làm mất sạch lợi nhuận phát triển đã rất khó khăn để có được của chúng ta và làm chúng ta xa rời mục tiêu chấm dứt nghèo đói cùng cực và thúc đẩy sự thịnh vượng chung. Chi phí của việc không hoạt động là không có khả năng chi trả - đặc biệt là đối với các nước nghèo nhất. Chúng ta phải khẩn trương thay đổi cách giải quyết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiềm năng này”.

Margaret Chan, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thêm: "Chúng ta giờ đây biết rằng - trừ khi giải quyết nhanh chóng, nghiêm túc và trên cơ sở bền vững - vấn đề kháng kháng sinh toàn cầu phát triển sẽ là thảm họa với sức khỏe con người và động vật, sản xuất thực phẩm và nền kinh tế toàn cầu. Thực tế là, không được kiểm soát, nó sẽ làm cho các nước càng nghèo hơn bất cứ nước nào, cho thấy rõ lý do tại sao điều này cần phải được giải quyết như một vấn đề quan trọng cho sự phát triển. Với tư cách người đứng đầu của nhà nước gặp nhau tại hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về kháng kháng sinh trong tuần này, điều này nên được quan tâm hàng đầu”.

Liên Hiệp Quốc đã lên kế hoạch một phiên họp đặc biệt kéo dài một ngày về kháng kháng sinh (AMR) như là một phần của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ.

N.T.D-NASATI (Theo Pan European Networks)