Nguyên nhân mẹ và bé cùng thích ôm người kia ở phía bên trái của mình

(Dân trí) - Các bà mẹ có xu hướng ôm con về phía bên trái của mình hơn, và điều này cũng tương tự trên đa số các loài động vật có vú khác, đặc biệt là khi chạy trốn khỏi các con thú săn mồi.

Nguyên nhân mẹ và bé cùng thích ôm người kia ở phía bên trái của mình - 1

Ngày nay, dường như thú sơ sinh thích tiếp cận mẹ của chúng từ một phía hơn, và lời giải thích cho việc này có thể dựa trên các chức năng tương phản từ hai nửa não bộ.

Trong giới động vật có vú, bán cầu não phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý các vấn đề xã hội và xây dựng mối quan hệ. Nó cũng là phía bán cầu tiếp nhận thông tin từ mắt trái.

Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này giải thích tại sao loài người và loài khỉ có xu hướng nâng niu những đứa con ở phía bên trái của mình. Đó là vì khả năng kiểm soát biểu cảm trên khuôn mặt với mắt trái tốt hơn.

Gần đây, Janeane Ingram và cộng sự của mình tại Đại học Tasmania, Úc đã xem xét liệu rằng các con thú sơ sinh cũng muốn được quan sát mẹ chúng từ một phía hay không. Nhóm đã nghiên cứu trên 11 loài thú có vú sống hoang dã trên khắp thế giới như : ngựa, tuần lộc, linh dương, bò, cừu, hải mã, ba loài cá voi và hai loài chuột túi. Bất cứ khi nào thú sơ sinh tiếp cận mẹ chúng từ phía sau lưng, các nhà khoa học sẽ lưu lại vị trí chúng lựa chọn mẹ sẽ ở bên trái hay bên phải của mình.

Các nhà khoa học đã ghi lại 11.000 sự lựa chọn vị trí đối với 175 cặp sơ sinh-mẹ. Thú sơ sinh ở tất cả các loài thích được lựa chọn mẹ ở vị trí bên trái của chúng hơn, và điều này xảy ra trong ba phần tư thời gian nghiên cứu. Những quan sát này ăn khớp với một nghiên cứu trên loài người gần đây mà đã phát hiện ra rằng khi trẻ nhỏ tiếp cận người lớn, chúng có xu hướng lựa chọn vị trí người lớn ở bên trái của mình.

Ingram và các cộng sự đã phát hiện ra rằng thú có vú sơ sinh mà lựa chọn mẹ ở vị trí bên trái có khả năng bắt nhịp với mẹ tốt hơn, do đó tăng khả năng sống sót. Ví dụ, khi ngựa con và cá voi con đi lại với mẹ ở bên trái của mình thì chúng có khả năng tiếp xúc với cơ thể mẹ nhiều hơn, và ít nguy cơ bị bỏ lại.

Tuy nhiên, khi mối đe dọa xuất hiện thì vai trò lại đảo ngược. Ingram nói rằng : “Thú sơ sinh lựa chọn mẹ ở bên trái của mình trong các trường hợp thông thường như di chuyển hoặc bú mẹ. Nhưng khi đối mặt với các tình huống căng thẳng như bị săn đuổi, thú mẹ muốn con mình ở bên trái hơn để được kiểm soát tốt hơn.”

Ingram nói rằng : “Ở người, mẹ đặt con ở bên trái mình để chăm sóc khi các con còn nhỏ và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên điều này sẽ thay đổi khi các con lớn dần và trở nên độc lập hơn. Việc vận dụng thống nhất bán cầu não phải trong tương tác mẹ-bé trên tất cả loài thú có vú đã chỉ ra lợi ích tiến hóa theo quan điểm này.”

Lesley Rogers, đến từ Đại học New England ở Armidale, Úc đồng quan điểm : “Nếu bạn thể hiện mình với nhiều chức năng khác nhau, bạn có thể làm mọi việc hiệu quả hơn nếu phân bổ các chức năng đó cho mỗi bán cầu não bộ. Do đó bán cầu não phải sẽ làm tốt nhất khi chịu trách nhiệm cho các hành vi xã hội.”

Thành Hưng (Theo Newscientist)