Nguyên nhân chim sẻ mắc siêu vi trùng West Nile

(Dân trí) - Trong đêm tối, các loài chim mất nhiều thời gian hơn để chống lại sự tấn công của virus

Nguyên nhân chim sẻ mắc siêu vi trùng West Nile - 1

Ngay cả ô nhiễm ánh sáng ở mức độ vừa phải cũng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ chim sẻ nhiễm loại siêu vi trùng đáng lo ngại này.

Meredith Kernbach, một nhà miễn dịch sinh học tại Đại học South Florida ở Tampa cho hay: “Những con chim sẻ nhà, đã phát tán rộng khắp nước Mĩ như một luồng sáng cho chính chúng, bởi vì loài này tạo ra một mẫu nghiên cứu hữu ích cho nghiên cứu đầu tiên về việc ánh sáng ban đêm ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu vi trùng West Nile như thế nào”.

BàKernbach báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Sinh học Phân tử và So sánh rằng, sẻ nhà được mang tới phòng thí nghiệm và sống trong môi trường ánh sáng lờ mờ vào ban đêm đã chậm hơn trong cuộc chiến chống lại siêu vi trùng West Nile so với chim sẻ phòng thí nghiệm tối hoàn toàn.

Những con chim sẻ sống trong môi trường ánh sáng ban đêm lờ mờ thường phải mất ít nhất bốn ngày để biến vết muỗi cắn thành bệnh lây lan. Còn những chú chim sẻ sống trong bóng tối hoàn toàn có nồng độ virus cao chỉ trong khoảng hai ngày. Gấp đôi thời gian một con chim có thể vượt qua cùng một liều lượng lớn virus theo lý thuyết, làm tăng khả năng vi trùng phát tán và lây lan.

Mối quan tâm lớn hơn về việc ô nhiễm ánh sáng là nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là những công nhân làm theo ca. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét những thay đổi có thể xảy ra trong sinh sản và các hành vi khác trong động vật hoang dã.

Bà Jenny Ouyang, thuộc trường Đại học Nevada, Reno, cho biết dự án của Kernbach mở ra cánh cửa mới bằng cách kiểm tra những ảnh hưởng của ánh sáng đối với các yếu tố sinh lý, những yếu tố mà có chức năng kiểm soát các bệnh có thể lây nhiễm cho con người.

Các xét nghiệm làm tăng sự tò mò của bà Ouyang về việc ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sự lan truyền của sốt rét ở người. Bà cho biết đã có những gợi ý và suy đoán trong các tài liệu khoa học rằng muỗi vectơ có thể bị thu hút bởi các nguồn ánh sáng, điều đó có nghĩa là sự chiếu sáng quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở các đô thị.

Kernbach dùng nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của mình giống như ở điều kiện thực tế. Lượng virut mà bà đã cấy vào các con chim đủ mạnh để giết khoảng 40% trong số đó, và điều này tương tự như trong điều kiện thiên nhiên. Bà đã sử dụng bóng đèn sợi đốt trắng, về cơ bản là bóng đèn thế hệ cuối cùng của thế kỷ trước, nhưng hiện nay vẫn còn phổ biến mặc dù có sự xâm nhập của đèn LED.

Các nghiên cứu khác ở chim cho thấy rằng ánh sáng đêm nhân tạo có thể ảnh hưởng đến nồng độ hoocmoncorticosteron, giúp điều hòa phản ứng của hệ miễn dịch. Nhưng Kernbach nói bà không tìm thấy dấu hiệu nào trong thí nghiệm của bà rằng corticoidosteron kiểm soát kết quả bà hiện thấy đối với những con chim sẻ nhà.

Ông DavideDominoni, một nhà sinh lý học sinh thái tại Viện Sinh thái Hà Lan ởWageningen chỉ ra: Những ảnh hưởng của ánh sáng đối với các loài chim chỉ là một phần của câu chuyện. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ cần phải tìm kiếm các hiệu ứng trên bản thân virus. Và trên cả muỗi nữa.

Hoàng Hằng

Theo ScienceNews