NASA làm cách mạng về dự báo thời tiết bằng việc phóng vệ tinh

(Dân trí) - Nasa vừa phóng thành công một vệ tinh GOES – R có giá trị hàng tỷ đô la. Vệ tinh này sẽ cung cấp những cảnh báo tiên tiến về lũ lụt và giúp theo dõi các đám mây tro bụi núi lửa và cháy rừng.

Tên lửa Atlas V với vệ tinh GOES – R đang được nâng lên lúc 6h42 (giờ địa phương) ngày 19/11
Tên lửa Atlas V với vệ tinh GOES – R đang được nâng lên lúc 6h42 (giờ địa phương) ngày 19/11

Vệ tinh mới GOES – R sẽ cung cấp những hình ảnh có độ phân giải cao và cập nhật thường xuyên các mô hình thời tiết, cải thiện các dự báo thời tiết và giúp cứu được nhiều sinh mạng hơn khi cho con người nhiều cơ hội sơ tán trước các cơn bão hoặc cuồng phong.

GOES – R là một phần trong chương trình trị giá 11 tỷ USD và sẽ giúp theo dõi các cơn bão, gió lốc, lũ lụt, tro bụi núi lửa, cháy rừng và sét ở Mỹ. GOES – R được phát triển bởi NASA và Cơ quan quản trị Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA). Vệ tinh này có độ phân giải lớn hơn 4 lần và có thể chụp ảnh nhanh gấp 5 lần so với tiền nhiệm của nó.

Tên lửa Atlas V đã chứa vệ tinh địa tĩnh GOES - R tại trạm không quân Canaveral ở Florida (Mỹ) ngày 18/11
Tên lửa Atlas V đã chứa vệ tinh địa tĩnh GOES - R tại trạm không quân Canaveral ở Florida (Mỹ) ngày 18/11

Ngoài việc cung cấp các chương trình dự báo với nhiều cải thiện lớn, các thông tin từ vệ tinh GOES – R cũng sẽ giúp các phi công tránh được thời tiết xấu, và các nhà khoa học về tên lửa sẽ biết được khi nào cần phải hoãn một vụ phóng. Vệ tinh này cũng sẽ là một phần của hệ thống vệ tinh cứu hộ và tìm kiếm quốc tế - Search and Rescue Satellite Aided Tracking (SARSAT).

Vệ tinh có giá trị hàng tỷ USD này sẽ đạt được độ cao 35.888km theo quỹ đạo thiết kế trong vòng 2 tuần và sẽ đi vào hoạt động trong năm nay. Một khi đi vào quỹ đạo, vệ tinh mới này sẽ trải qua thời gian thử nghiệm kéo dài 11 tháng trước khi gia nhập hạm đội hoạt động – hiện nay đang có 3 đơn vị.

Đây là vệ tinh thứ 17 trong loạt vệ tinh địa tĩnh môi trường (GOES), được ra mắt lần đầu từ năm 2010, và sẽ gửi hình ảnh đầy đủ của Tây bán cầu mỗi 15 phút – thay vì là 30 như người tiền nhiệm hiện tại của nó. Các hình ảnh của lục địa Hoa Kỳ sẽ được gửi mỗi 5 phút và hình ảnh của các khu vực cụ thể sẽ được cập nhật 5s/lần. Sandra Caufman – phó giám đốc về Khoa học Trái đất của NASA đánh giá “đây là một bước nhảy vọt. Đó sẽ thực sự là một cuộc cách mạng trong dự báo thời tiết”

Đây là vệ tinh đầu tiên trong hệ thống nâng cấp gồm 4 vệ tinh. Vệ tinh tiếp theo được dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2018.

Anh Thư (Tổng hợp)