Loài ong mật bị đe dọa bởi vi rút gây biến dạng cánh

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng loài ong mật ở châu Âu có nguy cơ nhiễm độc cao hơn đáng kể bởi một loài vi rút độc hại mới xuất hiện.

Sự suy giảm số lượng của loài ong mật - loài thụ phấn thương phẩm quan trọng - hiện đang là mối quan tâm lớn ở Bắc bán cầu, sự hiện diện của vi rút gây biến dạng cánh (DWV) bị xem là tác nhân gây hại chính đối với sự suy giảm quần thể ong.

Loài ong mật bị đe dọa bởi vi rút gây biến dạng cánh - 1

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Belfast Queen, Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học Integrative và Royal Holloway (Đức) và Đại học London đã chỉ ra rằng đặc tính di truyền của loài vi rút này có thể giữ một vai trò rất quan trọng. Vi rút DWV này chứa ít nhất hai kiểu gen khác biệt có tên là DWV-A và DWV-B. Họ xác định DWV-B có một tác động lớn đáng kể lên các loài ong mật. Sự xuất hiện của DWV-B, đơn lẻ hay như một gen tái tổ hợp với DWV-A, được cho là mối đe dọa nghiêm trọng đối với số lượng các loài ong mật trên toàn thế giới.

Nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm Giáo sư Dino McMahon thuộc Đại học Freie (Đức) cùng Tiến sỹ Myrsini Natsopoulou thuộc Đại học Copenhagen cho biết: công trình nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc xác định và việc mô tả đặc tính đầy đủ sự khác nhau của các mầm bệnh gây bệnh cho ong.

“Những phát hiện của chúng tôi rất quan trọng bởi vì chúng tôi đã cho thấy được một trong những thủ phạm chính gây nên sự suy giảm loài ong mật và nhiều chủng khác là do vi rút gây biến dạng cánh. Vi rút này lây truyền bởi loài bọ ve Varroa kí sinh trên thân ong. Điều quan trọng là chúng tôi đã phát hiện thấy một biến thể mới xuất hiện của DWV, có tên là DWV-B, là vi rút nguy hiểm hơn so với chủng vi rút DWV-A”, Giáo sư McMahon nói.

Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện thấy kiểu gen vi rút độc hại ở loài ong mật này có sự phân bổ trên khắp nước Anh. Điều này có thể giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ tỷ lệ ong chết là so sự khác biệt khu vực, Giáo sư Mark Brown, Đại học London, cho biết.

“Các nhà khoa học đang tìm kiếm các nguyên nhân gây tỷ lệ ong chết tăng mà người nuôi ong phải đối mặt suốt thế kỷ qua. Nguyên nhân có thể là do có xuất hiện của DWV-B ở châu Âu”, Giáo sư Robert Paxton, hiện đang làm việc tại Đại học Martin-Luther, Halle, Đức nhấn mạnh.

P.T.T- NASATI (Theo Phys)