Đối với Bắc cực, 2016 là năm tồi tệ nhất từ trước đến nay

(Dân trí) - Đến cuối năm 2016, Bắc cực sẽ trải qua một năm nóng nhất trong lịch sự - tính từ năm 1900 tới nay. Đó là thông tin theo báo cáo hàng năm về Bắc Cực của Cục Quản trị Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ, báo cáo này xoay xung quanh các sự kiện quan trọng ở cực bắc trong năm ngoái.

Đối với Bắc cực, 2016 là năm tồi tệ nhất từ trước đến nay - 1

Báo cáo này cũng cho thấy rằng, Bắc cực đang ấm lên nhanh gấp 2 lần các khu vực còn lại của Trái đất. Ở Bắc cực, hiện tượng nóng lên đang xảy ra và băng tan chảy quan trọng hơn ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì băng ở Bắc cực đóng vai trò như một bộ điều chỉnh nhiệt độ khổng lồ cho cả hành tinh này. Lớp băng trắng này phản xạ nhiệt trở lại vào không gian. Khi lượng băng bị mất đi đủ lớn, thì sẽ có nhiều nhiệt xâm nhập vào mặt biển hoặc mặt đất tối hơn. Điều này sẽ làm cho Bắc cực khó phục hồi lượng băng bị mất, và làm tăng tốc độ nóng lên của toàn hành tinh.

Và báo cáo này cũng nhấn mạnh một phát hiện quan trọng khác: Băng tan chảy ở bắc cực vừa hấp thụ đồng thời thải ra các-bon vào khí quyển. Bắc cực hấp thụ các-bon khi vùng lãnh nguyên (những vùng Bắc cực bằng phẳng rộng lớn, nơi tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu) đủ ấm để thực vật sinh trưởng, và thực vật sẽ hấp thụ CO2 trong không khí. Nhưng, nó cũng giải phóng CO2 khi vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu lại tan chảy. Và – đây chính là điểm quan trọng – lượng giải phóng ra lại lớn hơn đáng kể so với lượng hấp thụ.

Điều này được cho rằng cũng sẽ tác động đến khí hậu.

Và 2016 đã trở thành một năm kỳ lạ về biến đổi khí hậu. Sau thời kỳ từ năm 2013 đến 2015, khi sự nóng lên diễn ra chậm hơn và băng biển tương đối ổn định, phía bắc lại bắt đầu lập kỷ lục về lượng băng ngày càng ít đi.

Ngoài dấu ấn kỷ lục về nhiệt độ mặt biển đạt kỷ lục cao nhất, 2016 còn chứng kiến một năm có các tháng Một, Hai, Mười và Mười Một nóng nhất từ trước đến nay. Nhiệt độ không cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ trung bình ở Bắc Băng Dương và Canada.

Khoảng rộng có băng biển đã gần đạt đến mức thấp nhất, cùng với năm 2007 trở thành năm có lượng băng biển che phủ thấp thứ 2 – theo như dữ liệu vệ tinh ghi lại từ năm 1979 đến nay.

Trong tháng Mười Một, băng biển cũng suy giảm nhanh chóng – chỉ đạt mức trung bình là 9,08 triệu km2 - thiết lập mức thấp kỷ lục trong tháng ,thấp hơn mức thấp nhất trong tháng 11/2016 tới 800.000 km2, và thấp hơn mức trung bình từ năm 1981 – 2010 tới 1,95 triệu km2.

Lượng tuyết phủ trong mùa xuân ở vùng Bắc cực thuộc Bắc Mỹ thấp kỷ lục theo dữ liệu vệ tinh từ năm 1967. Ngoài ra, băng ở Greenland bắt đầu tan chảy vào mùa xuân sớm hơn so với tất cả các năm ghi trong hồ sơ.

Anh Thư (Tổng hợp)