Chuột bị bại liệt có thể đi lại sau khi điều trị tế bào gốc

(Dân trí) - Các mô tế bào có chứa tế bào gốc của con người đã giúp chuột bị liệt hai chi dưới đi bộ một cách độc lập và lấy lại nhận thức giác quan. Những con chuột được cấy ghép cũng cho thấy khả năng chữa bệnh trong tủy sống của chúng.

Chuột bị bại liệt có thể đi lại sau khi điều trị tế bào gốc - 1

Nghiên cứu này, đã được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Neuroscience, cho thấy tiềm năng to lớn của tế bào gốc, các tế bào không phân biệt, có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau để điều trị tổn thương tủy sống.

Tổn thương tủy sống thường dẫn đến mất trí. Để phục hồi hoàn toàn được tủy sống, hoặc cắt ngang là một thách thức chưa được đáp ứng. Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Shulamit Levenberg, thuộc Viện Công nghệ Technion-Israel, đã cấy ghép tế bào gốc của người vào chuột với sự chuyển đổi tủy sống hoàn chỉnh. Các tế bào gốc, được tạo ra từ lớp màng của miệng và trở nên khác biệt thành những tế bào hỗ trợ tiết ra những nhân tố cho sự phát triển của thần kinh và sự sống.

Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu chèn tế bào gốc ở các khoảng khác nhau dọc theo tủy sống. Và dựng khung sinh học 3 chiều tạo ra môi trường trong đó các tế bào gốc có thể gắn liền, phát triển và phân biệt thành tế bào hỗ trợ. Mô hình thiết kế này cũng được gieo hạt thrombin và fibrinogen với con người, giúp ổn định và hỗ trợ các nơ-ron trong tủy sống chuột.

Chuột được điều trị bằng mô tế bào có chứa tế bào gốc có thể cử động được và sự hồi phục giác quan cao hơn chuột thí nghiệm. Trong 3 tuần sau khi đưa tế bào gốc vào, 42% số chuột cấy ghép bị liệt hai chi dưới cho thấy khả năng cử động đáng kể ở phần chân sau và đi bộ. 75% số chuột được điều trị cũng phản ứng với kích thích đối với chân sau và đuôi. Ngược lại, những con chuột liệt hai chi dưới bị kiểm soát không nhận được tế bào gốc thì không thể di chuyển hay phản ứng cảm quan. Ngoài ra, những tổn thương ở tủy sống của chuột sau điều trị đã giảm xuống ở một mức độ nào đó. Điều này chỉ ra rằng tủy sống của chúng đã được phục hồi.

Mặc dù các kết quả hứa hẹn nhưng kỹ thuật này không hiệu quả đối với tất cả chuột cấy ghép. Theo nhóm nghiên cứu ghi nhận: "Cần nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ cơ chế phục hồi được quan sát, để nâng cao hiệu quả và xác định sự can thiệp tối ưu để điều trị tổn thương tủy sống".

Mặc dù nghiên cứu chưa giải quyết được vấn đề cung cấp dịch vụ điều trị y tế cho tổn thương tủy sống ở người, nhưng nó vẫn là con đường dẫn đến giải pháp đó. Như Tiến sĩ Levenberg, cho biết: "Mặc dù vẫn còn một số cách để có thể áp dụng trên người, nhưng nghiên cứu này cho thấy có thể hy vọng."

Đ.T.V-NASATI (Theo Science Daily)