Bộ não con người có liên kết với nhau theo cơ chế giống như wifi

(Dân trí) - Giáo sư Digby Tantum, giáo sư lâm sàng về trị liệu tâm lý hàng đầu tại Đại học Sheffield cho rằng, con người nhận được nhiều thông tin về người khác hơn họ nhận thức vì bộ não của họ được liên kết với nhau thông qua một cơ chế giống "wi-fi". Ông tin rằng ngôn ngữ chỉ đóng một phần trong cách con người giao tiếp với nhau.

Bộ não con người có liên kết với nhau theo cơ chế giống như wifi - 1

Ông lý luận rằng bộ não đang làm việc chăm chỉ để nhận các vi tín hiệu nhỏ mà truyền đạt những gì một người đang nghĩ. Nó giải thích cách mọi người thường có “linh cảm" về người hoặc các tình huống mặc dù không thể xác định được lý do tại sao một cách logic.

Giáo sư Tantum mô tả hiện tượng này là "liên kết não". Ông chia sẻ, "Chúng ta có thể biết tức thì về cảm xúc của người khác và họ quan tâm đến điều gì”. "Nó dựa trên kết nối trực tiếp giữa bộ não của chúng ta với của người khác và ngược lại. Tôi gọi đây là liên kết não”.

"Một trong những lợi ích của nó là kết nối này tồn tại ẩn phía sau. Chúng ta thừa nhận nó cho đến khi nó được đưa lên bề mặt tâm trí”.

"Những người bị chứng tự kỷ có ít hoặc không có sự liên kết não. Họ thường có thể đón nhận hoặc học ý nghĩa của các diễn đạt nhưng có vẻ chưa giải quyết được vấn đề vì thiếu sự kết nối con người”.

Giáo sư Tantum tin rằng liên kết não có thể là lý do đằng sau những người đi làm vé tháng thấy khó có thể duy trì tiếp xúc bằng mắt trên những chuyến tàu bận rộn vì quá nhiều người với quá nhiều thông tin làm quá tải bộ não. Hay nó là lý do tại sao người ta bị thu hút bởi các tôn giáo hoặc cảm thấy cần phải tụ họp với nhau trong đám đông khổng lồ tại các buổi hòa nhạc và các sự kiện thể thao.

Giáo sư tâm lý học nói thêm, liên kết não bộ cũng là lý do cho trải nghiệm vượt trội. Ở trong một đám đông, chúng ta cũng có thể trải nghiệm những gì vượt lên trên quan điểm, thời gian, địa điểm và khả năng của chúng ta, làm cho chúng ta trong giây lát cảm thấy như có một người dẫn dắt”.

Tuy nhiên, GS Tantrum lo ngại internet có thể gây hại cho các phương pháp giao tiếp đã tiến hóa trong hàng triệu năm.

Ông cho biết: "Khuôn mặt nhìn vào bạn trong cuộc trò chuyện video là khuôn mặt của ai đó vài giây trước. Ngay cả khi bạn và họ có kết nối băng thông tuyệt vời, nó vẫn là khuôn mặt của họ trong vài mili giây trước”.

"Lan truyền cảm xúc xảy ra ở tốc độ ánh sáng chứ không phải tốc độ truyền điện tử. Đầu vào trực tiếp mặt đối mặt được kèm theo âm thanh, cử chỉ, mùi mồ hôi, khả năng tiếp xúc và kết nối. Vì vậy, những gì thiếu trong mạng lưới internet rộng lớn này là sự kết nối liên não giữa những người tham gia”.

Đào Hiền (Theo Express)