Phổ điểm công bố lần ba, liệu có đúng?

(Dân trí) - Ngày 26/7, Bộ GD-ĐT công bố dữ liệu chi tiết phổ điểm cụm thi do các trường đại học chủ trì với kiểu đồ họa cột đứng khác lần 1 và 2. Điều khác biệt quan trọng là phổ điểm này được chi tiết hóa ở mức 0,25 điểm với số liệu cụ thể.

Tuy nhiên, theo quan sát bằng mắt thường với cách tính toán số học đơn thuần, tôi thấy kết quả số liệu phổ điểm lần thứ thứ nhất (công bố chiều ngày 23/7), lần thứ 2 (công bố ngày 24/7 sau khi đã có sự điều chỉnh môn Văn và Toán) với lần thứ ba này (chiều ngày 26/7) có sự lệch pha, trong đó đáng chú ý nhất là số liệu các thí sinh bị điểm liệt (dưới 1,0 điểm) “dính” điểm 0 ở các môn thi đã bị tụt xuống mà không hiểu nguyên nhân vì sao, cơ sở nào có sự thay đổi như thế?

Liệu đây có phải là con số chính xác, là lần công bố cuối cùng phổ điểm kết quả thi đại học năm 2015 hay không ?

Cụ thể, ở môn Văn: Ở phổ điểm lần 1 có 935 thí sinh bị điểm liệt nhưng lần này chỉ còn 492 thí sinh, trong đó lần 1 có 423 điểm 0 thì lần này chỉ còn 186 điểm 0?.

 

a3-3f90c
Nhưng điều mà có thể tôi chưa hiểu vì sao có sự khác nhau về số liệu bảng Tổng hợp kết quả thi THPT quốc gia đối với các thí sinh tại các cụm thi đăng ký lấy kết quả để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2015.

 

Trong khi đó môn Sử: lần 1 có 1.163 thí sinh “dính” điểm 0, lần này chỉ còn 1.111 điểm 0, trong đó lần 1 có là 442 thí sinh, nhưng đến lần ba chỉ còn 258 điểm 0. Lần thứ nhất có 11 thí sinh đạt điểm 10, sao đến lần này chỉ còn 10 thí sinh?

Ở môn Địa: lần 1 có 557 thí sinh bị điểm liệt thì đến lần này chỉ còn 375 thí sinh, trong đó lần 1 có 329 điểm 0 thì lần ba chỉ còn 165 điểm 0. Đó mới chỉ là thống kê và so sánh ở 3 môn khối C (Văn, Sử và Địa), còn những môn khác thì sao?

Trong tính toán các số liệu chi tiết với số lượng lớn, thực hiện trong thời gian nắn có thể có sự nhầm lẫn do lỗi kỹ thuật. Nhưng điều mà có thể tôi chưa hiểu vì sao có sự khác nhau về số liệu bảng Tổng hợp kết quả thi THPT quốc gia đối với các thí sinh tại các cụm thi đăng ký lấy kết quả để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2015.

Để tránh sự hiểu nhầm, hoài nghi trong dư luận xã hội và tâm lý lo lắng, hoang mang của các thí sinh, phụ huynh, đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT phải lý giải công khai trên các phương tiện truyền thông.

 

(Ths. Trần Trung Hiếu

GV Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).