Bí quyết giỏi tiếng Anh của người Nhật

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu các chương trình giao lưu văn hoá và những chương trình học hè ngắn hạn cho học sinh phổ thông tại Mỹ, Úc và Anh. Những chương trình này giúp học sinh Nhật, vốn gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh, làm quen với văn hoá, ngôn ngữ và môi trường quốc tế từ sớm. Rất nhiều em từ trải nghiệm này đã khám phá các trường cấp 3 và đại học để quay trở lại du học.

Khi còn học cấp 3, Shinji Amano được bố cho tham gia trại hè ở Mỹ do một công ty du học của Nhật Bản tổ chức. Sau chuyến đi đó, Shinji rất thích nước Mỹ nên 2 năm sau ông xin bố mẹ cho quay trở lại California học đại học ngành dược. Nhờ có bằng đại học xịn và vốn tiếng Anh trôi chảy mà năm 1998, khi mới chỉ 28 tuổi, ông Shinji đã được bố trao lại ghế CEO của Amano Co. Ltd., công ty dược phẩm và enzym lớn thứ 4 thế giới. Shinji là thế hệ thứ 4 của gia đình Amano điều hành công ty, nhưng là thế hệ CEO đầu tiên du học ở Mỹ.

Trong một chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông Shinji chia sẻ rằng ông rất biết ơn kỳ du học hè đó, vì nhờ có cơ hội đó mà ông “phát hiện” ra nước Mỹ. Sau này, khi ông về nước với một vốn tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì cũng là lúc công ty mà cụ ông sáng lập ra hơn 150 năm trước bắt đầu mở rộng ra toàn cầu.

Hiện nay, Amano điều hành công ty Nhật với nhà máy ở Mỹ, Ý và Trung Quốc và một mạng lưới khách hàng khắp thế giới. Khi tới các nước để mở rộng kinh doanh, không những không cần phiên dịch tiếng Nhật, mà ông còn rất hào hứng khám phá văn hoá toàn cầu, đồ ăn, v.v. không giống một CEO truyền thống của Nhật.

Nói tới công ty Nhật, rất nhiều người biết tới những công ty lớn có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu như Sony, Toyota, Honda, Mitsubihi... hay gần đây là Softbank và Mizuho. Nhưng nói tới CEO Nhật, nhiều người sẽ nghĩ tới những doanh lớn tuổi được giáo dục ở Nhật trong văn hoá truyền thống, chỉ nói tiếng Nhật và ăn cơm Nhật, đi lên từ cần cù, trung thành và lãnh đạo với phong cách Nhật.


 Không chỉ doanh nhân, nhiều chính trị gia Nhật Bản cũng thành thạo Anh Ngữ nhờ được du học ở những nước nói tiếng Anh

Không chỉ doanh nhân, nhiều chính trị gia Nhật Bản cũng thành thạo Anh Ngữ nhờ được du học ở những nước nói tiếng Anh

Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây đã xuất hiện một thế hệ CEO trẻ hơn có nhiều người được đào tạo tại Mỹ hoặc những nước nói tiếng Anh khác. Họ không những nói tiếng Anh tốt, tự tin trong môi trường quốc tế, mà còn có tầm nhìn toàn cầu và phong cách lãnh đạo hiện đại hơn các ông chủ truyền thống. Những tập đoàn như Honda, Uniqlo, Rakuten và Bridgestone thậm trí còn đang chuyển ngôn ngữ chính thống của doanh nghiệp sang tiếng Anh.

Và không chỉ doanh nhân, nhiều chính trị gia Nhật Bản cũng thành thạo Anh Ngữ nhờ được du học ở những nước nói tiếng Anh, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe, người đã từng theo học chính sách công tại Đại học Nam California (USC).

Vậy bí quyết giỏi tiếng Anh của những ông chủ này là gì?

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu các chương trình giao lưu văn hoá và những chương trình học hè ngắn hạn cho học sinh phổ thông tại Mỹ, Úc và Anh. Những chương trình này giúp học sinh Nhật, vốn gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh, làm quen với văn hoá, ngôn ngữ và môi trường quốc tế từ sớm. Rất nhiều em từ trải nghiệm này đã khám phá các trường cấp 3 và đại học để quay trở lại du học.

Ông Masayoshi Son, CEO của tập đoàn công nghệ Softbank và người được mệnh danh là Bill Gates của Nhật Bản, cũng đã từng du học hè tại Mỹ. Ngay sau kỳ nghỉ hè ông đã bỏ dở chương trình phổ thông ở Nhật để đầu quân vào một trường tư thục ở Mỹ.

Không những thế, ông thuyết phục trường cấp 3 này ở San Francisco cho ông thi tốt nghiệp sớm và nhập học Đại học UC Berkeley nổi tiếng. Tại UC Berkeley, ông đã theo học chuyên ngành máy tính và nhờ đó ông đã trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất Nhật Bản ngày nay.

Một công ty tiên phong trong lĩnh vực du học ngắn hạn tại Nhật là ISA Inc., có trụ sở tại Tokyo, do ông Masaru Kurahashi sáng lập năm 1970. Ông Kurahashi đã thuyết phục chính phủ Nhật Bản phê duyệt chương trình giao lưu văn hoá đầu tiên với Mỹ với mục đích thúc đẩy giáo dục toàn cầu.

ISA cho lớp trẻ những kinh nghiệm học tập ngắn hạn ở nước ngoài, giúp các em định hướng và phát triển tương lai. ISA tin rằng khi tham gia du học hè, các em sẽ có những những kiến thức, cảm nhận, những kinh nghiệm...mà chỉ khi đi ra nước ngoài được tận mắt nhìn thấy và được trải nghiệm thì mới có cơ hội quan sát, thu nạp được. Từ đó các em sẽ có mục tiêu học tập, cố gắng phấn đấu và đạt kết quả cao hơn.

Từ 1970 tới nay, ISA đã đưa hơn 400.000 học sinh Nhật đi học hè và học giao lưu ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand và Canada. Công ty là đối tác của hơn 300 trường phổ thông ở Nhật cho các chương trình này.

Ở Nhật, ngoài ông Shinji Amano, CEO của Amano, còn có rất nhiều chính trị gia, doanh nhân và các giáo sư, tiến sỹ của Nhật đã từng tham gia chương trình của ISA. Trong chính phủ Nhật Bản hiện nay có 2 đại biểu quốc hội, ông Nakasone và ông Koizumi (con trai của các cựu thủ tướng nước này) đều đã từng là học sinh của ISA. Ông Shungo Kawanishi, phó giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, cũng là một cựu học sinh của ISA.

Tháng 10/2017, ISA đã tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Golden Path Academics Việt Nam (GPA) với mục đích giúp học sinh Việt Nam tiếp cận các chương trình du học ngắn hạn. Hè năm nay, ISA sẽ có đợt tuyển sinh đầu tiên cho học sinh từ 10-16 tuổi tại Việt Nam và công ty dự định sẽ mở rộng các hoạt động tới các đối tượng sinh viên trong tương lai.

Để nhận được thông tin chi tiết về các chương trình du học ngắn hạn của ISA dành cho học sinh Việt Nam hè 2018 phụ huynh có thể liên hệ:

Công ty TNHH Trại hè và Đào tạo Kỹ năng GPA
Địa chỉ: Ô số 10, tòa nhà D2 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

HOẶC Tầng 1, tòa nhà Perfect Building, 150 Bis Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 098 090 225 1797 (HN) / 090 225 9936 (TP.HCM)

Website: www.gpacamps.com

http://gpacamps.com/trai-quoc-te-2018--

facebook.com/traihegpa

Phạm Nguyệt Nga, Công ty Golden Path Academics Việt Nam (GPA)