Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

(Dân trí) - Từ những phương pháp gian lận “truyền thống” như chép phao cho đến sử dụng những phương tiện công nghệ cao như máy ảnh, gian lận trong thi cử đang là một vấn nạn nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi áp lực thi cử trong các trường công là ngoài sức tưởng tượng.

Cô học sinh trung học 15 tuổi Payali biết rằng mình đang làm một điều sai trái khi chép phao lên tay trước khi vào phòng thi. Dù vậy, áp lực phải đậu trong kỳ thi quá lớn khiến cho cô bé cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu trượt, tương lai của Payali sẽ lại chìm trong tăm tối và đói khổ như những thành viên khác trong gia đình.

Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận
Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

Các loại máy ảnh dạng nút, cà vạt, bút và thậm chí cả…áo lót với công nghệ Bluetooth phục vụ việc quay cóp được công khai bán online và bày bán ở những shop nhỏ ở phố cổ Delhi dành cho những cậu ấm cô chiêu nhà giàu.

Tháng trước, truyền hình Ấn Độ ghi lại cảnh hàng trăm người nhà thí sinh bất chấp nguy hiểm tính mạng và sự can thiệp của lực lượng cảnh sát để trèo tường ném phao cho con em tại một ngôi trường ở miền bắc Bihar, một trong những khu vực nghèo nhất Ấn Độ.

Cảnh sát sau đó bất lực hoàn toàn, đành phải phớt lờ trước hành vi gian lận trắng trợn. Băng video được tung lên mạng sau đó đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, buộc chính quyền địa phương phải “chữa cháy” bằng cách cho điều tra về những người có liên quan và bắt phải nộp phạt.

Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

Arjun Dev, cựu lãnh đạo một cơ quan Chính phủ cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do “những kỳ thi toàn kiến thức học thuộc lòng” đã làm thui chột khả năng sáng tạo và tư duy logic ở học sinh.

"Chỉ khi nào hệ thống thi cử nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung có sự thay đổi thì tỷ lệ gian lận mới giảm bớt"

Ngoài ra, đối với nhiều học sinh thì cách duy nhất để có được một công việc tử tế để thoát nghèo là vào được Đại học.

Áp lực học tập buộc học sinh Ấn Độ gian lận

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người vừa lên nắm quyền tháng 5 năm ngoái đã ngay lập tức kêu gọi một sự thay đổi cho hệ thống giáo dục ở quốc gia này- cụ thể là áp dụng phương pháp học tập hiện đại, hướng đến kỹ năng thay vì học vẹt, học thuộc.

"Chúng ta đang sản xuất ra những con robot" ông Modi phát biểu ở buổi giao lưu với sinh viên vào tháng 12. "Cần phải có một sự phát triển nhân cách toàn diện”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Smriti Irani cũng hứa hẹn sẽ tăng kinh phí cho giáo dục từ 4 lên 6% tỷ trọng GDP và đề nghị phải có một chính sách mang tầm quốc gia vào tháng 12 về mối liên hệ giữa giáo dục và nghề nghiệp.

Một tổ chức nghiên cứu giáo dục Ấn Độ có tên gọi Pratham mới đây đã thực hiện một cuộc khảo sát, cho thấy trong 570000 học sinh lớp 6 tham gia khảo sát thì hơn một nửa không thể đọc nhiều câu văn hay giải quyết những bài toán đơn giản.

Tỷ lệ xóa mù chữ của Ấn Độ là 65%, kém xa người hàng xóm Trung Quốc với tỷ lệ 95%.

Dù vậy, theo Anand Kumar, một giáo viên dạy Toán tại một khu ổ chuột ở Bihar, vẫn có rất nhiều học sinh chọn cách học hành chăm chỉ thay vì gian lận. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh NDTV ngay sau khi xảy ra scandal “trèo tường ném phao”, Kumar nói rằng các giáo viên nên là những người làm việc chăm chỉ hơn để giúp học sinh làm tốt trong các kỳ thi.

Thùy Linh Hà ( theo AsiaOne )