Khi truyền hình “giải cứu” phụ huynh

(Dân trí) - Cứ mỗi khi hè về, các bậc phụ huynh lại đau đầu tìm lời giải cho bài toán “nghỉ hè” của các con mình. Làm sao để giải quyết kỳ nghỉ cho con hợp lí nhất mà vẫn đảm bảo được công việc ở công ty.

Tổng kết xong đã lo học hè

Đến hẹn lại lên, ngay khi nhà trường vừa làm lễ tổng kết năm học thì các bậc phụ huynh nhất là các bậc phụ huynh đi làm lại tất bật tìm trường hoặc trung tâm cho con học. Rảo quanh trên các diễn đàn, câu hỏi phổ biến nhất mà các mẹ thường hỏi nhau khi mùa hè về là “các chị cho em hỏi hè này nên cho cháu đi học hè ở đâu?”

Theo lời của chị Thủy (quận 3-TPHCM) tâm sự: “Biết là trong năm, các con học hành vất vả đến hè cần nghỉ ngơi, thư giãn nhưng cả mùa hè tôi vẫn phải đi làm, nếu cho con ở nhà chơi rông thì không ai quản lý. Bây giờ tệ nạn rất nhiều, các cháu lại tò mò, thích khám phá... Thế nên các mùa hè trước,tuy cháu không thích nhưng tôi vẫn bắt cháu đi học hè cho yên tâm.”

Khi truyền hình “giải cứu” phụ huynh - 1
Phụ huynh phờ phạc mỗi khi con cái được nghỉ hè (ảnh: Con yêu của mẹ)

Hoặc như trường hợp của anh Hoàng Lâm (Ba Đình- Hà Nội) thì lại oái ăm hơn khi cả hai vợ chồng cùng đi làm nhưng vợ anh hiện đang làm cho 1 công ty nước ngoài lớn nên không thể nghỉ ở nhà để chăm con, bàn bạc với vợ cho con về quê thì không được nên anh đành đưa con đến công ty để vừa làm việc vừa trông con cho tiện. Được dăm bữa, bé con nhà anh Lâm than chán, quậy tưng bừng trong công ty thế là 2 vợ chồng lại lật đật tìm chỗ học hè cho con. 

Một tâm lý phổ biến nữa ở các phụ huynh khi cho con đi học hè là: lo con mình không theo kịp bạn bè khi năm học mới đến nếu như không cho đi học trước trong hè. Nhưng dường như các bậc phụ huynh đã quên mất con mình đang cảm thấy như thế nào khi bị ép đi học hè. Trao đổi với cu Bách con chị Thủy, bé nói: "Con thích con nhỏ lại hơn vì hồi nhỏ con được đi chơi biển với ba mẹ, mấy năm nay mẹ toàn bắt con đi học hè không. Hồi đầu con khóc lóc, giận dỗi thế là bị mẹ đánh đòn, riết con hết dám khóc lóc đòi ở nhà luôn”

Khi truyền hình “giải cứu” phụ huynh - 2
Cho con cái chơi thể thao cũng là cách tăng cường sức khỏe cho con cái (Ảnh: Con yêu của mẹ)

Trao đổi với chuyên gia tâm lý Thạc sỹ  Quỳnh Dao về vấn đề này, thạc sỹ phát biểu việc cho trẻ đi học hè nếu như được thực hiện một cách có khoa học sẽ đạt được kết quả tốt cho năm học kế tiếp. Tuy nhiên, do các bậc phụ huynh ngày nay vì lí do bận rộn với công việc nên việc học hè của các em đã biến tướng trở thành 1 công cụ hữu hiệu cho việc gửi con trong hè để yên tâm làm việc. Thạc sỹ Quỳnh Dao cũng khuyến cáo việc ép các em học hè nếu gặp những trẻ hiếu động, nghịch ngợm sẽ gặp phải sự phản khán mạnh mẽ từ trẻ; đồng thời việc học hè có thể tạo tâm lý lơ là chủ quan cho trẻ trong năm học mới do các kiến thức đã được học trước từ trong hè.

Chương trình Con yêu của mẹ hiện đã thay đổi giờ phát sóng từ 19h50 Chủ nhật hàng tuần sang 20h thứ bảy mỗi tuần và được phát lại vào 11h50 thứ bảy.

Đài truyền hình vào cuộc

Là một chương trình truyền hình vốn đã quen thuộc với các khán giả truyền hình, chương trình Con yêu của mẹ được phát sóng trên VTV3 lúc 20h thứ 7 hàng tuần không chỉ mang lại những giây phút giải trí cho cả gia đình mà còn cung cấp những thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái.

Với cùng suy nghĩ và lo lắng như bao bậc phụ huynh khác, trong tập phim Áp lực hoc hè, ba Nam mẹ Thủy cũng đã lên “kế hoạch hoc hè sít sao” cho cu Bo. Thế nhưng, dự án ấy lại gặp sự phản đối từ phía ông ngoại và cu Bo. Theo ông ngoại của Bo, mùa hè là mùa để trẻ xả hơi sau 1 năm học, “ép tụi nhỏ học quá có ngày tụi nó dở dở ương ương hối không kịp”. Mọi chuyện tưởng chừng sẽ vô vòng lẩn quẩn học hè và học hè cho đến khi ba Nam hiểu ra vấn đề và đứng ra sắp xếp lại lịch nghỉ hè cho cu Bo sao cho hợp lí.

Khi truyền hình “giải cứu” phụ huynh - 3

Theo ý kiến của Thạc sỹ  Quỳnh Dao ( Trưởng khoa tâm l‎í Đại học Sài Gòn), việc ba Nam cho phép Bo nghỉ ngơi 2 tuần đầu của mùa hè cùng với ông ngoại không chỉ cho Bo có được khoảng thời gian “lấy lại sức” sau 1 năm học mà sẽ có tác động tốt hơn lên tâm lý của Bo khi tham gia các lớp học hè .

Tuy nhiên,trong các tuần tiếp theo sau đó, các bậc phụ huynh cũng nên duy trì việc học hè một cách khoa học để trẻ có được một mùa hè “học mà chơi, chơi mà học” thật sự bổ ích. Đồng thời, các bậc cha mẹ được khuyến khích nên dành nhiều thời gian cho con hơn trong những buổi chiều tối hoặc các cuối tuần để hướng con của mình vào các hoạt động sinh hoạt đội nhóm, các hoạt động tình nguyện nhằm phát triển cho trẻ tinh thần tập thể, hoặc cho trẻ về quê thăm họ hàng gia đình để giáo dục cho trẻ biết cội nguồn, khơi dậy lòng hiếu thảo và biết yêu quê hương.

Việc cho trẻ đi dã ngoại hoặc công viên không chỉ để thư giãn mà các bậc phụ huynh cũng có thể dạy con vè đời sống thiên nhiên tạo không khí học mà chơi chơi mà học Trong ảnh, ba Nam bế Bo xem cọp trắng ở Thảo cầm viên.

 
Khi truyền hình “giải cứu” phụ huynh - 4
Ngoài việc cho trẻ đi học hè cũng phụ huynh nên tổ chức những buổi đi choi gia đình để xây dựng  cho trẻ  tình cảm gia đình  hạnh phúc. Trong ảnh, ba Nam, mẹ Thủy cùng cu Bo đi cắm trại vào cuối tuần (ảnh minh họa - Con Yêu Của Mẹ)

Thạc sỹ Quỳnh Dao cho biết trẻ được vui chơi sẽ có điều kiện giao lưu về ngôn ngữ, thông tin, kiến thức. Từ đó, trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần quan trọng cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ được vui chơi hợp lý sẽ có khả năng giao tiếp tốt và tự tin hơn để có sự phát triển lành mạnh về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, việc học hè nếu được tổ chức tốt, bố trí thời gian biểu hợp lý sẽ là dịp để các bé ôn tập, củng cố những kiến thức đã học trong năm học trước, tạo tâm thế tự tin để bước vào năm học mới

Với tiêu chí “Hãy biến những điều trẻ không thích làm thành điều thú vị, trẻ sẽ nghe lời bạn và làm theo”, chương trình vừa thay đổi giờ phát sóng từ 19h50 Chủ nhật hàng tuần sang 20h thứ bảy mỗi tuần và được phát lại vào 11h50 thứ bảy này hi vọng các bậc phụ huynh sẽ có được giải pháp hợp lý cho bài toán hè về của mình sau khi xem tập phim “Áp lực học hè” để làm sao cho việc nghỉ hè của trẻ  không còn là một nỗi khổ đến hen lại lên.

Phan Lê