John Cheever, nhà văn của đồng quê

(Dân trí) -Mới đây, tuyển tập loạt truyện ngắn của nhà văn vĩ đại John Cheever đã được phát hành nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.. Người đời tưởng nhớ ông với cuộc đời nhiều u tối, đau khổ nhưng đầy nhân văn.

Nhà văn John Cheever, sinh ngày 27/5/1912 ở Quincy, Massachusetts, là một trong những cây bút vĩ đại nhất thế kỷ 20 về mảng truyện ngắn và được mệnh danh là “nhà văn của những miền đồng quê”.

 

Ông là con trai của người bán giày, mẹ bán tạp hóa. Lớn lên, người thanh niên tài năng này vừa mang nhiều tham vọng và cũng chất chứa bao niềm tự ti của con nhà nghèo của nước Mỹ thời hậu chiến. Văn của ông mang nhiều nét hóm hỉnh về cuộc sống nơi các miền quê với những con người “u buồn và đơn giản” nhưng lại chứa nhiều sự chỉ trích gay gắt về cuộc sống nông thôn.

 

Một nhà văn đương đại John Updike nhận xét: “Có đông nhà văn với nhiều tác phẩm viết về miền nông thôn nhưng duy nhất chỉ có Cheever mới có thể lột tả hết được cái hồn, cái chất với những “hương vị” mang đậm nét đặc trưng của đồng quê”.
 
John Cheever, nhà văn của đồng quê

Nhà văn John Cheever

 

Cheever đã khéo léo nắm bắt được tâm lý ghen tị sôi sục của người dân tầng lớp trung lưu với óc quan sát vô cùng nhạy bén, sắc sảo tới mức tài tình. Nhân vật người đàn ông trong The Housebreaker of Shady Hill là ví dụ đặc trưng cho điều này.

 

Không những thế, Sheever còn “nhà ngụ ngôn” kiệt xuất trong các câu chuyện của ông. Độc giả có thể nhận được nhiều bài học sâu sa nhưng mang nặng nỗi buồn dai dẳng trong The Swimmer (được chuyển thể thành phim năm 1966). Hình tượng nhân vật Booze là nét đặc trưng trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông.

 

Anh trai Fred, và chính bản thân ông cũng trở thành người nghiện rượu. Cheever đã tự gọi mình là “kẻ cô đơn say xỉn”. Những điều đó trong cuộc đời đã dễ dàng đi vào trong văn chương của ông với những câu chuyện mang đậm nỗi buồn, sự hoang mang lo sợ một điều gì sẽ xảy đến vào một lúc nào đó. Và nỗi buồn là “lối giải thoát duy nhất” như trong một tác phẩm ông đã từng viết.

 

Dù vậy, Sheever đã nỗ lực vươn lên và tự mình đào luyện trong một trung tâm cai nghiện ở Manhattan. Sau khi trở lại bình thường, ông đã hoàn thành tiểu thuyết nổi tiếng Falconer, viết về quãng thời gian ông dạy học trong nhà tù Sing Sing.

 

Các nhân vật nam trong truyện của Cheever thường cất giấu trong lòng những bí mật riêng mình và luôn kìm nén và gặm nhấm nỗi đau trong lòng dù bề ngoài dường như họ vui vẻ.

 

Một trong những tác phẩm hay nhất của ông là The Enormous Radio với 2 nhân vật Jim và Irene Westcott sống trên tầng 12 của căn hộ tại New York. Giọng văn mỉa mai châm biếm cặp đôi “đi xem kịch tới 10,3 lần trong một năm” nhưng người này lại phải nghe trộm tiếng radio của người kia.

 

Blake Bailey đã viết một cuốn tiểu sử về cuộc đời đầy nỗi buồn của Cheever với những chi tiết rõ ràng về những khó khăn trong cuộc đời, mối quan hệ cay đắng với vợ và tình yêu vô cùng ông dành cho các con. Dù luôn tự ti và thương hại bản thân, nhưng Cheever lại hài hước tới lạ kỳ. Ông luôn gọi mình là “thằng bẩn thỉu ục ịch nhưng luôn gặp may”.

 

Loạt truyện Galcorner, Bullet Park và The Wapshot của Sheever rất được yêu mến nhưng tác giả thì lại luôn không hài lòng với những “đứa con” của mình. Ngay cả việc nhận huy chương quốc gia về văn chương của Viện Khoa Học và Nghệ thuật Mỹ cũng là điều khó khăn với ông.

 

Dù sống một cuộc sống đầy khó khăn, nhiều nghiệt ngã và u tối nhưng Sheever vẫn luôn là một con người với giá trị nhân văn cao cả mà người đời sau có thể nhận thấy qua các bức thư và bài báo của ông.

 

Mai Tân

Theo Telegraph