Hai lễ hội ở Việt Nam khiến du khách Tây kinh hãi

(Dân trí) - Lễ hội đâm trâu và lễ hội chém lợn là hai lễ hội truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam. Tuy nhiên nghi lễ ở hai lễ hội này không phải ai cũng dám trải nghiệm, đặc biệt là du khách quốc tế…

Đâm trâu

Theo tục lệ của dân Banar, Jrai (Kon Tum) hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu.

Hai lễ hội ở Việt Nam khiến du khách Tây kinh hãi

Ngoài ra, cũng theo người dân ở đây, có 3 việc cần giết trâu. Việc thứ nhất là khi trong làng có nhiều người đau ốm, già làng đứng ra khấn vái cho người trong buôn làng bình yên; khi buôn làng đã tai qua nạn khỏi thì dân làng tổ chức đâm trâu để tạ ơn Giàng. Việc thứ hai là khi trong làng có chuyện vui trọng đại, dân làng mổ trâu ăn mừng. Việc thứ ba là khi trong làng có người chết, người nhà mổ trâu để tiếp đãi những người xung quanh đến chia buồn như một cách để người chết chia tay với những người ở lại.
 
Thanh niên nam nữ đáng chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố.

Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo mặc ngày hội của con gái). Các già làng và trai tráng chọn bãi đất rộng, bằng phẳng, không xa buôn làng để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí.

Hai lễ hội ở Việt Nam khiến du khách Tây kinh hãi

Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa. Một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu người ta trồng từ 4 - 8 trụ gỗ tròn cao 2 - 3 mét, đường kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh như xanh, đỏ, đen, trắng.

Con trâu vào hội thường là trâu to khỏe, được tắm chải sạch sẽ và buộc vào cột bằng nhiều sợi dây rừng mềm nhưng dai, chắc. Khi con trâu được cột vào gưng, cũng là lúc bà con trong làng tập trung lại. Mọi người ngồi nói chuyện, uống rượu cần. Suốt đêm hôm ấy bà con dân làng thức với con trâu, khóc thương con trâu, bày tỏ tình cảm của mình với con trâu bằng bài hát "Khóc trâu".

Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã tắt thở, thầy cúng mang chiên nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hòa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông.Thịt trâu được xẻ ra, chia đều cho các bếp trong buôn.Thịt trâu cùng Giàng bày riêng thành 5 nhóm trên bàn thờ và được vẩy rượu tiết trâu. Buồng gan trâu được chia nhỏ cho trai làng ăn để tăng thêm sức mạnh.

Chém lợn

Hai lễ hội ở Việt Nam khiến du khách Tây kinh hãi

Lễ hội làng Ném Thượng, Khắc Niệm, Bắc Ninh, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, trong đó phần lễ rước và tế "Ông Ỉ" là thu hút sự quan tâm của đông đảo dân làng cũng như nhiều người gần xa. Phần đông dư luận chứng kiến trực tiếp màn tế lễ hoặc qua ảnh, phim quay đều cảm thấy lễ hội mang tính bạo lực và có phần man rợ.

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu...

Hai người được dân làng chọn từ rằm tháng 7 đều là những người khoẻ mạnh, gia cảnh sung túc, tuổi đúng 50 để nuôi 2 “cụ ỉ” làm lễ vật tế thánh. Đến rằm tháng 8, họ bắt đầu chọn lợn để nuôi. Cân nặng ban đầu của hai chú lợn là 25kg, cho đến ngày diễn ra lễ hội là khoảng 150kg. Người nuôi lợn mát tay hơn sẽ được thưởng 100 kg thóc, người còn lại được 50 kg thóc.

Hai chú lợn thờ bị chém đứt đôi, máu văng đầy sân. Theo phong tục của người dân trong làng, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng... Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng.

Lơn sau khi bị chém Dân làng từ già trẻ lớn bé lấy tiền quệt vào máu "Ông Ỉ". Tục lệ quệt tiền vào máu "Ông Ỉ" mang về thờ cho may mắn đã có từ lâu đời ở làng Ném Thượng. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây nghi lễ này bị nhiều dư luận cho rằng nhuốm màu bạo lực, nhất là màn chém lợn tế, là một hủ tục không nên khuyến khích tiếp tục duy trì vì tính chất ghê rợn, máu me.

Minh Phan (Tổng hợp)