An Giang:

Khi vùng tâm lũ… “khát nước”

(Dân trí) - Người dân sống vùng tâm lũ An Giang, Đồng Tháp… đa phần cất nhà sàn cao lêu nghêu sinh sống. Tuy nhiên, sau trận lũ cao 2011, nhiều năm trở lại đây miền Tây như không có lũ. Vì thế hàng ngàn ngôi nhà sàn cao chót vót chạy lũ nơi đây giờ đang... “khát nước”.

Về những địa phương đầu nguồn vùng lũ như huyện An Phú, Châu Phú (An Giang), huyện Tân Hồng, Hồng Ngự (Đồng Tháp)… đa phần bà con nơi đây cất nhà sàn sinh sống. Tiêu chí dựng nhà của bà con nơi đây ngoài việc chắc chắn thì phải cao chót vót… để chạy lũ.

Khi vào mùa khô, người dân tận dùng phần sàn nhà để chứa đồ hoặc chăn nuôi gà, vịt. Có nhà thì tận dụng làm nơi mắc võng, nghỉ ngơi… Đến mùa lũ về, nước bao chiếm hết phần sàn nhà này. Những năm lũ lớn như 2011, nước lũ còn “bò” lên tận sàn nhà.

Khoảng 5 năm trở lại đậy, miền Tây như không có lũ, vì thế những ngôi nhà sàn cao chót vót nơi đây căng mình “chịu khát” nhiều năm qua. Người dân tận dùng phần nhà sàn nuôi trăn, gà vịt, chứa đồ… mà chẳng còn lo chuyện chạy lũ. Tuy nhiên với những nông dân chuyên sống nghề câu, lưới thì chật vật chuyển nghề mưu sinh cũng vì câu chuyện nước lũ không về.


Còn trên 2m nước nữa thì mực nước trên sông Châu Đốc mới có thể chạm đến nền nhà của dãy nhà sàn cặp sông Châu Đốc;

Còn trên 2m nước nữa thì mực nước trên sông Châu Đốc mới có thể chạm đến nền nhà của dãy nhà sàn cặp sông Châu Đốc;

Lũ không về người dân trồng lúa và nhất là những người dân sống nghề câu lưới đều rất lo lắng
Lũ không về người dân trồng lúa và nhất là những người dân sống nghề câu lưới đều rất lo lắng

h6-1474023748807

Những chiếc ghe cũng "khát" nước lũ về...

Khi vùng tâm lũ… “khát nước” - 4

Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội trông ngóng lũ từng ngày vì mùa lũ này ông đã đóng thuế 8 triệu đồng để chờ lũ lên qua Campuchia đặt lọp tôm. Nếu lũ nhỏ, xem như ông mất trắng 8 triệu đồng

h8-1474023445845

Còn khoảng 5 năm nay thì người dân tận dụng sàn nhà để mắc võng làm nơi nghỉ ngơi... Bà con không còn lo chạy lũ

Ông Phạm Hồng Chạp - Bí thư, kiêm trưởng ấp Phú Mỹ cho biết, lũ nhỏ ông và nhiều người dân trong ấp tận dùng sàn nhà để nuôi trăn, kiếm thêm thu nhập
Ông Phạm Hồng Chạp - Bí thư, kiêm trưởng ấp Phú Mỹ cho biết, lũ nhỏ ông và nhiều người dân trong ấp tận dùng sàn nhà để nuôi trăn, kiếm thêm thu nhập


Lũ nhỏ, ông Đỗ Văn Luôn (56 tuổi) – ngụ ấp Phú Mỹ cho biết, chuột rất nhiều nên vừa rồi mua 20 chiếc rập để đi bẫy chuột đồng. Đối với chuột nhỏ thì ông Luôn  làm mồi cho trăn ăn, chuột lớn thì ông mang bán.

Lũ nhỏ, ông Đỗ Văn Luôn (56 tuổi) – ngụ ấp Phú Mỹ cho biết, chuột rất nhiều nên vừa rồi mua 20 chiếc rập để đi bẫy chuột đồng. Đối với chuột nhỏ thì ông Luôn làm mồi cho trăn ăn, chuột lớn thì ông mang bán.

Nhiều hộ dân khác ở ấp Phú Nghĩa tranh thủ khi lũ chưa về buổi tối đi đuổi chuột ngoài đồng ruộng. Trung bình một người đi làm nghề này cũng kiếm từ 100.000 - 200.000 đồng/đêm.
Nhiều hộ dân khác ở ấp Phú Nghĩa tranh thủ khi lũ chưa về buổi tối đi đuổi chuột ngoài đồng ruộng. Trung bình một người đi làm nghề này cũng kiếm từ 100.000 - 200.000 đồng/đêm.

Nguyễn Hành