Gian nan nghề "vớt vàng trắng" trên biển

(Dân trí) - Mỗi ngày đi vớt sứa trên biển, một ngư dân cũng kiếm được từ 2 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, để có được những đồng tiền trên họ phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” với nghề được coi là "vớt vàng trắng" trên biển.

Từ tháng 2 – 4 hàng năm, ngư dân ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa… bước vào nghề khai thác sứa trên biển. Nhiều năm qua, nghề khai thác sứa đã đem lại thu nhập cho ngư dân, vì thế, đến hẹn lại lên họ lại cùng nhau chuẩn bị thuyền, bè mảng và ngư lưới cụ để ra vùng biển các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Thanh Lân…(Quảng Ninh) để đi đánh bắt sứa.
Từ tháng 2 – 4 hàng năm, ngư dân ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa… bước vào nghề khai thác sứa trên biển. Nhiều năm qua, nghề khai thác sứa đã đem lại thu nhập cho ngư dân, vì thế, đến hẹn lại lên họ lại cùng nhau chuẩn bị thuyền, bè mảng và ngư lưới cụ để ra vùng biển các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Thanh Lân…(Quảng Ninh) để đi đánh bắt sứa.
Thông thường mỗi chuyến đi kéo dài 2 – 3 tháng, chỉ khi nào hết sứa ngư dân mới trở về đất liền. Trong những tháng dài lênh đênh trên biển, ngư dân phải đối mặt với cảnh thiếu điện, thiếu nước sạch và khan hiếm nhu yếu phẩm. Đặc biệt, 3 – 4 ngư dân phải sống cùng nhau trên một chiếc thuyền, bè mảng trật chội, nơi nghỉ ngơi mỗi khi đêm xuống chưa đầy 2m2.
Thông thường mỗi chuyến đi kéo dài 2 – 3 tháng, chỉ khi nào hết sứa ngư dân mới trở về đất liền. Trong những tháng dài lênh đênh trên biển, ngư dân phải đối mặt với cảnh thiếu điện, thiếu nước sạch và khan hiếm nhu yếu phẩm. Đặc biệt, 3 – 4 ngư dân phải sống cùng nhau trên một chiếc thuyền, bè mảng trật chội, nơi nghỉ ngơi mỗi khi đêm xuống chưa đầy 2m2.
Một ngày mưu sinh trên biển thường bắt đầu từ 0 giờ đêm, cũng có ngày là 3 giờ sáng tùy thuộc vào con nước, hướng gió, lượng sứa trong ngày nhiều hay ít. Việc đánh bắt sứa cũng tương tự như đánh bắt cá bắt đầu với việc thả lưới, chờ lưới quây sứa và vớt sứa lên bè. Khi nào vớt đầy sứa lên bè thì ngư dân nghỉ tay, cho bè cập bến để bán sứa cho các đại lý thu mua trên đảo.
Một ngày mưu sinh trên biển thường bắt đầu từ 0 giờ đêm, cũng có ngày là 3 giờ sáng tùy thuộc vào con nước, hướng gió, lượng sứa trong ngày nhiều hay ít. Việc đánh bắt sứa cũng tương tự như đánh bắt cá bắt đầu với việc thả lưới, chờ lưới quây sứa và vớt sứa lên bè. Khi nào vớt đầy sứa lên bè thì ngư dân nghỉ tay, cho bè cập bến để bán sứa cho các đại lý thu mua trên đảo.
Ngư dân Lê Văn Hải (25 tuổi) ở Thanh Hóa cho biết: “Chỉ những người khỏe mạnh mới đi vớt sứa trên đảo được. Thường thì công việc một ngày phải làm liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ. Có hôm nhiều sứa, làm lâu quá anh em còn không nấu được bữa cơm mà ăn. Mỗi con sứa trưởng thành nặng 10 – 20kg, trung bình mỗi ngày ngư dân vớt cả nghìn con. Sau khi nhập cho đại lý, sứa sẽ được phân loại, đem thái nhỏ rồi ướp.
Ngư dân Lê Văn Hải (25 tuổi) ở Thanh Hóa cho biết: “Chỉ những người khỏe mạnh mới đi vớt sứa trên đảo được. Thường thì công việc một ngày phải làm liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ. Có hôm nhiều sứa, làm lâu quá anh em còn không nấu được bữa cơm mà ăn. Mỗi con sứa trưởng thành nặng 10 – 20kg, trung bình mỗi ngày ngư dân vớt cả nghìn con. Sau khi nhập cho đại lý, sứa sẽ được phân loại, đem thái nhỏ rồi ướp.
Sứa đánh được bao nhiêu đem vào bờ, chủ vựa cho người đến đếm, nhận phiếu thu mua và khi nào ngư dân cần tiền thì mang phiếu vào xưởng đổi phiếu lấy tiền. Thông thường, chân và đầu sứa có giá cao hơn thân sứa. Trong ảnh là những chân sứa sau khi được phân loại.
Sứa đánh được bao nhiêu đem vào bờ, chủ vựa cho người đến đếm, nhận phiếu thu mua và khi nào ngư dân cần tiền thì mang phiếu vào xưởng đổi phiếu lấy tiền. Thông thường, chân và đầu sứa có giá cao hơn thân sứa. Trong ảnh là những chân sứa sau khi được phân loại.
Sau khi phân loại xong, sứa được ướp muối, đóng gói cho vào thùng kỹ càng rồi đưa đi xuất khẩu. Nhờ nghề buôn sứa mà nhiều chủ vựa ở Quảng Ninh, Hải Phòng mỗi năm kiếm cả tỷ đồng tiền lãi.
Sau khi phân loại xong, sứa được ướp muối, đóng gói cho vào thùng kỹ càng rồi đưa đi xuất khẩu. Nhờ nghề buôn sứa mà nhiều chủ vựa ở Quảng Ninh, Hải Phòng mỗi năm kiếm cả tỷ đồng tiền lãi.
Các đại lý sứa mọc san sát nhau ngoài đảo Cô Tô, Cát Bà… Những năm trở lại đây, nghề khai thác, thu mua chế biến sứa đem lại thu nhập cao nên ngư dân gọi nghề này là nghề “vớt vàng trắng” trên biển.
Các đại lý sứa mọc san sát nhau ngoài đảo Cô Tô, Cát Bà… Những năm trở lại đây, nghề khai thác, thu mua chế biến sứa đem lại thu nhập cao nên ngư dân gọi nghề này là nghề “vớt vàng trắng” trên biển.
Vì sống trên đảo hoang vắng nên mỗi nhóm ngư dân có khoảng 5 – 6 thuyền, bè mảng neo đậu lại gần nhau, vừa giúp đỡ nhau lúc ốm đau vừa hỗ trợ nhau trông coi tài sản. Vì nhu yếu phẩm thiếu thốn nên những hải sản trên bắt được trên biển ngư dân dùng để chế biến thành các món ăn đặc sản, phục vụ cho bữa ăn thường ngày của mình.
Vì sống trên đảo hoang vắng nên mỗi nhóm ngư dân có khoảng 5 – 6 thuyền, bè mảng neo đậu lại gần nhau, vừa giúp đỡ nhau lúc ốm đau vừa hỗ trợ nhau trông coi tài sản. Vì nhu yếu phẩm thiếu thốn nên những hải sản trên bắt được trên biển ngư dân dùng để chế biến thành các món ăn đặc sản, phục vụ cho bữa ăn thường ngày của mình.
Những chú Sam biển dính lưới được ngư dân đưa lên chế biến thành món ăn trong bữa cơm thường ngày.
Những chú Sam biển dính lưới được ngư dân đưa lên chế biến thành món ăn trong bữa cơm thường ngày.
Chiều đến, những chiếc thuyển nhỏ bán đủ các nhu yếu phẩm lại chạy đến tận chỗ neo đậu thuyển bè của các ngư dân đi vớt sứa để bán lương thực, thực phẩm. Gạo, sữa, muối, mắm, mì chính… rau xanh cũng có nhưng không sẵn, hơn nữa giá lại rất đắt đỏ. Khan hiếm nhất là nước sạch, vì thế ngư dân đi đảo đánh sứa có nhiều ngày không tắm vì không có nước.
Chiều đến, những chiếc thuyển nhỏ bán đủ các nhu yếu phẩm lại chạy đến tận chỗ neo đậu thuyển bè của các ngư dân đi vớt sứa để bán lương thực, thực phẩm. Gạo, sữa, muối, mắm, mì chính… rau xanh cũng có nhưng không sẵn, hơn nữa giá lại rất đắt đỏ. Khan hiếm nhất là nước sạch, vì thế ngư dân đi đảo đánh sứa có nhiều ngày không tắm vì không có nước.
Dù khó khăn, vất vả nhưng vụ sứa là nguồn thu nhập chính trong năm của ngư dân nên số hộ gia đình tham gia đánh bắt sứa trên đảo ngày càng nhiều. Trung bình mỗi năm ngư dân thu nhập cả 100 – 200 triệu từ sứa.
Dù khó khăn, vất vả nhưng vụ sứa là nguồn thu nhập chính trong năm của ngư dân nên số hộ gia đình tham gia đánh bắt sứa trên đảo ngày càng nhiều. Trung bình mỗi năm ngư dân thu nhập cả 100 – 200 triệu từ sứa.

Quang Tân