Chưa kịp "chầu trời", cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ

Phi Hùng

(Dân trí) - Mặc dù chưa đến ngày ông Công ông Táo, nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội đã tổ chức cúng và thả cá phóng sinh sớm. Tuy nhiên, cá vừa thả xuống đã bị câu hoặc vợt lên bởi các cần thủ.

Ghi nhận ở một số địa điểm tại Hà Nội từ mùng 2 đến sáng mùng 3/2 (tức 21 và 22/12 âm lịch) nhiều gia đình đi thả cá phóng sinh sớm.

Tại một góc hồ Tây (đoạn đường Thanh Niên), bà Lý ở phường Phúc Xá (Ba Đình - Hà Nội) cho biết, năm nào gia đình cũng cúng trước để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời sớm.

Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 1
Nhiều người đã ra cầu Long Biên, hồ Tây... để phóng sinh sớm.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 2
Có người cho biết, gia đình bận việc hôm 23 tháng Chạp do vậy đã cúng ông Công ông Táo sớm.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 3
Thay vì cá chép như truyền thống, cá được thả chủ yếu là cá vàng.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 4
Có người cho rằng cúng trước 1 - 2 ngày là tốt nhất.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 5
Chị Phương cho con gái đi thả cá phóng sinh cùng.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 6
Chị cho biết, gia đình chị hôm sau bận việc nên đã làm lễ và mang cá ra đây thả.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 7
Việc phóng sinh không thể thiếu trong ngày cúng ông Công ông Táo.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 8
Ngoài cá còn có cả ốc cũng được thả.

"Sau khi làm mâm cúng ở nhà, tôi mang cá ra đây để thả, theo quan niệm của các cụ thì từ hôm 21 tháng Chạp là có thể cúng được rồi", bà Lý nói.

Không chỉ có cá, nhiều người mang cả vài túi ốc to để thả phóng sinh trong đợt này, túi ninlon được để gọn gàng trong bao tải, cạnh tấm biển ghi dòng chữ: "Đừng để Táo quân mang rác lên chầu. Xin đừng ném túi nilon xuống sông hồ".

Còn chị Phương, ở quận Đống Đa cho hay, gia đình nhà chị hôm sau có việc bận nên chị cũng tranh thủ làm mâm cơm cúng và đi phóng sinh luôn.

"Hôm sau nhà tôi có việc, với cả tiễn ông Công ông Táo về trời cho sớm vì sợ hôm đúng ngày lại tắc đường các ông lại phải chờ đợi vất vả", chị Phương cười.

Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 9
Mặc dù vậy, một số người cầm sẵn cần câu trên bờ để câu lại cá.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 10
Vợt cũng được chuẩn bị sẵn.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 11
Người thả vừa về khỏi thì người đàn ông xuống vợt cá lại.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 12
Cả túi cá hàng chục con bị bắt lại.
Chưa kịp chầu trời, cá vàng phóng sinh đã thảm hại dưới tay cần thủ - 13
Thấy vậy, nhiều người sau khi thả phải đứng chờ cho cá ra xa mới dám về.

Mặc dù vậy, sau khi người dân thả cá phóng sinh vừa về thì những chú cá vàng chưa kịp bơi ra xa đã lại bị vớt lên bởi bàn tay con người.

Tại đây, một người đàn ông cầm sẵn cần câu, vợt, chỉ chờ khi vắng người là buông cần xuống, những móc câu có nhiều ngạnh được quẳng xuống hồ khiến những chú cá vàng bị mắc vào đau đớn.

Anh Việt (người đi thả cá) bức xúc cho biết: "Thấy họ vợt cá của những người thả trước nên tôi bảo sao các anh lại vợt cá như vậy thì họ chối, tôi cũng không biết làm thế nào, thả cá của mình xuống nước tôi phải trông một lúc để cho chúng bơi ra xa rồi mới dám về".

Được biết, Táo quân (còn được gọi là ông Công ông Táo), là vị thần trông coi bếp lửa cho gia đình. Phóng sinh cá chép cũng là một phong tục rất ý nghĩa trong dịp Tết đến xuân về, thể hiện ước muốn năm mới nhiều niềm vui, an lành và hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt Nam, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân lại làm lễ cúng ông Công ông Táo và trong đó không thể thiếu lễ thả cá chép phóng sinh. Theo quan niệm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo mọi việc trong một năm qua với Ngọc Hoàng.